Kiếm việc làm
1. Danh sách 100 công ty lớn nhất Việt Nam
Trên cơ sở Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam của VNR (Vietnam Report JSC) và qua quá trình tổng hợp và phân tích. Timviec365.vn thông tin đến bạn đọc 100 công ty lớn nhất Việt Nam trong bảng sau:
Bạn đang xem: Danh sách các công ty lớn tại Việt Nam – Bảng xếp hạng mới nhất
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự lớn mạnh của các công ty thuộc nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ trong bảng danh sách doanh nghiệp lớn tại Việt Nam TOP 100 được liệt kê trên đây. Trong đó, nhóm ngành nông nghiệp chỉ chiếm một phần khá “khiêm tốn”.
Bên cạnh các nhóm ngành trọng yếu vẫn tiếp tục giữ vị trí đều trong danh sách trên, ghi nhận thêm một số ngành có triển vọng phát triển hơn như: Viễn thông – CNTT, Bán lẻ, Thực phẩm – đồ uống, Bất động sản, Ngân hàng – tài chính, Dược, Logistics, Vận tải.
2. Bảng xếp hạng TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
2.1. Công Ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
Được thành lập từ năm 2008, với tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỷ USD. Công Ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tọa lạc ở KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Samsung từ lâu đã được công nhận là thương hiệu kinh doanh công nghệ, điện tử hàng đầu thế giới. Với hệ thống các sản phẩm chính như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, phụ kiện, thiết bị âm thanh, tivi, tủ lạnh,….
2.2. Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trụ sở chính tại 11 Cửa Bắc, P. Trúc Bạch, Q. Ba Đình, Hà Nội. Là một doanh nghiệp Nhà nước lớn kinh doanh đa lĩnh vực. Trọng yếu là các lĩnh vực truyền tải, sản xuất và xuất nhập khẩu điện năng. Tập đoàn đã thiết kế và xây dựng mạng lưới điện phân phối khắp các hộ dân, xây dựng nhà máy phát điện. Góp phần điều hòa và cân bằng điện lưới quốc gia, bao gồm cả hoạt động nhập – xuất khẩu điện sang các quốc gia khác như Lào, Trung Quốc.
2.3. Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hay còn quen thuộc với tên gọi PETROVIETNAM. Là một trong những trụ cột kinh tế của nước nhà, PETROVIETNAM không hổ danh là “anh cả” của ngành dầu khí. PETROVIETNAM sở hữu đội ngũ nhân lực hùng hậu, có chuyên môn và trình độ cao. Tập đoàn đã thực hiện chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam, đồng thời làm chủ các hoạt động cùng ngành trong và ngoài nước.
Xem thêm : Tin tức
Việc làm dầu khí – địa chất
2.4. Tập Đoàn Công Nghiệp – Viễn Thông Quân Đội
Là công ty có vốn 100% từ Nhà nước, Tập đoàn Viễn thông Quân đội được điều hành và quản lý trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng. Tập đoàn kinh doanh chính trong ngành CNTT và bưu chính – viễn thông. Từ khi thành lập cho đến nay, Viettel đã không những nỗ lực trong hành trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tiện ích cho xã hội. Hiện nay, tập đoàn và thương hiệu lớn nhất trong ngành CNTT và bưu chính – viễn thông. Bên cạnh đó, được xếp vào TOP 15 doanh nghiệp viễn thông toàn cầu (theo số lượng thuê bao).
2.5. Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam
Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam hay còn gọi là Petrolimex chuyên hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, xuất nhập khẩu, lọc – hóa dầu,… kết hợp với hoạt động đầu tư vào các công ty khác để kinh doanh đa ngành. Tập đoàn liên tục giữ vai trò trọng yếu và chủ đạo trên thị trường nội địa trong lĩnh vực xăng dầu nói riêng.
Petrolimex luôn đảm bảo cung cấp kịp thời và đầy đủ các chủng loại xăng dầu nhằm phục vụ cho sứ mệnh phát triển xã hội, kinh tế của đất nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và bảo đảm ANQP.
2.6. Tập Đoàn Vingroup – CTCP
Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, được khai sinh ở xứ Ucraina vào năm 1993. Sau đó, Technocom quyết định trở về nước nhà vào đầu những năm 2000, chú trọng phát triển ở lĩnh vực bất động sản và du lịch. Gắn liền với hai thương hiệu đầu tiên và Vincom và Vinpearl. Sau đó cả hai được sáp nhập vào tháng 1/2012 dưới tên gọi Tập Đoàn Vingroup – CTCP cho đến nay.
Các sản phẩm cốt lõi của Tập Đoàn Vingroup – CTCP bao gồm: Bất động sản, du lịch, giải trí, nông nghiệp, giáo dục, y tế, công nghệ, công nghiệp nặng,…
2.7. Công Ty CP Lọc Hóa Dầu Bình Sơn
BSR hay Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Công ty được giao trọng trách quản lý, vận hành NMLD Dung Quất, đặt nền móng và tiên phong cho hoạt động lọc hóa dầu của nước ta. Song song với đó, công ty cũng là địa điểm đào tạo nguồn lao động chất lượng cao trong ngành này.
NMLD Dung Quất là công trình trọng điểm của Việt Nam, sở hữu công suất chế biến mỗi năm lên đến 6.5 triệu tấn dầu thô. Công trình NMLD Dung Quất vận hành thành công đã bước đầu có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thúc đẩy CNH-HĐH.
2.8. Ngân Hàng NN&PT Nông Thôn Việt Nam (Agribank)
Xem thêm : Tìm hiểu về trái hồng quân
Agribank luôn là một cái tên đáng nể trong hệ thống NHTM tại Việt Nam. Xuất phát từ nhiều phương diện, Agribank luôn cố gắng củng cố niềm tin trong lòng người tiêu dùng, có trách nhiệm với cộng đồng và đối tác. Agribank sở hữu hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch lớn nhất, phân bố khắp mọi tỉnh thành, từ miền xuôi lên miền ngược. Với hơn 40.000 nhân viên, cán bộ chuyên nghiệp, luôn đồng hành với khách hàng trên mọi sản phẩm và dịch vụ.
Cả hiện tại và trong tương lai, ngân hàng luôn tiến đến mục tiêu giữ vững phong độ NHTM hàng đầu cả nước. Tiếp tục nâng cao chức năng, vai trò và khẳng định tầm quan trọng mang tính chủ lực trên thị trường tín dụng, tiền tệ, không ngừng đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm.
2.9. Ngân Hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam (BIDV)
BIDV tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập từ tháng 4/1957. Là tổ chức tài chính có bề dày lịch sử lâu đời nhất trong hệ thống các ngân hàng tại nước ta. BIDV được ghi nhận và đánh giá như một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. BIDV có mạng lưới khách hàng đa dạng, từ cá nhân, đến doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Bên cạnh sở hữu mạng lưới hoạt động quy mô nội địa, BIDV còn tiến xa hơ ở thị trường quốc tế với 5 văn phòng đại diện ở Nga, Séc, Campuchia, Lào, Đài Loan và 1 chi nhánh ở Myanmar.
Việc làm ngân hàng – chứng khoán – đầu tư
2.10. Tập Đoàn Công Nghiệp Than Khoáng Sản Việt Nam (Vinacomin)
Vinacomin được thành lập từ năm 2005 trên cơ sở sáp nhất Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn Than Việt Nam. Vinacomin được đánh giá là đơn vị sản xuất và khai thác than lớn nhất cả nước. Hiện, Vinacomin đang sở hữu khoảng 20 mỏ than hầm lò và 30 mỏ lộ thiên với tổng công suất khai thác trung bình mỗi năm khoảng 47 – 50 triệu tấn. Các mỏ than có trữ lượng lớn như bể Đồng bằng sông Hồng, bể Quảng Ninh chính là lợi thế lớn nhất của Vinacomin. Ngoài ra, nhu cầu về than trong xã hội nói chung cũng là động lực để Vinacomin tiếp tục mở rộng quy mô và phát triển sản xuất.
3. Bảng xếp hạng TOP 10 công ty tư nhân hàng đầu Việt Nam
Song song với Danh sách 10 công ty lớn nhất Việt Nam bao gồm cả tư nhân và Nhà nước. Timviec365.vn cung cấp thêm cho bạn đọc Bảng xếp hạng 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam như sau:
Trên đây là tổng quan danh sách các công ty lớn nhất Việt Nam và hai bảng xếp hạng 10 công ty lớn nhất Việt Nam và 10 công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam. Trân trọng!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp