Theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có vợ sinh con thứ 2 thì được nghỉ từ 05 đến 14 ngày làm việc (hoặc có thể nhiều hơn) tùy trường hợp.
Cụ thể như sau:
Bạn đang xem: Vợ sinh con thứ 2 chồng được nghỉ mấy ngày? Không nghỉ có mất tiền thai sản?
– Trường hợp vợ sinh thường với 01 con: Chồng được nghỉ 05 ngày làm việc.
– Trường hợp vợ sinh 01 con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi: Chồng được nghỉ 07 ngày làm việc.
– Trường hợp vợ sinh đôi (sinh thường): Chồng được nghỉ 10 ngày làm việc.
– Trường hợp vợ sinh ba trở lên: Chồng được nghỉ 13 ngày làm việc (vợ sinh ba); được nghỉ 16 ngày làm việc (vợ sinh bốn).
– Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: Chồng được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ được tính trong thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày người vợ sinh con. Người chồng có thể nghỉ chăm vợ nhiều lần nhưng phải đảm bảo tổng số ngày nghỉ không vượt quá thời gian quy định, đồng thời thời gian bắt đầu nghỉ của lần cuối cùng vẫn phải trong 30 ngày đầu kể từ khi vợ sinh con.
Lưu ý: Người chồng có thể xin nghỉ nhiều hơn thời gian kể trên nhưng không được tính hưởng thai sản bằng cách xin nghỉ phép năm hoặc xin nghỉ không lương.
Xem thêm : 5 cách bảo quản chuối chín được lâu, không nhũn, không thâm đen
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam có vợ sinh con sẽ được nhận các khoản tiền sau đây:
(1) Tiền trợ cấp thai sản khi vợ sinh con:
Mức hưởng
=
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ
:
24
x
Số ngày nghỉ
(2) Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con nếu người vợ không đủ điều kiện nhận:
Xem thêm : Hướng dẫn phân biệt, nhận biết cây Bồ Công Anh chuẩn nhất
Trợ cấp một lần/con = 2 x Mức lương cơ sở
Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, người chồng sẽ được thanh toán trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và đã đóng bảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
– Trường hợp vợ cũng đóng bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì cần kèm theo điều kiện là chồng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định rõ, lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 05 đến 14 ngày làm việc.
Theo đó, lao động nam phải nghỉ việc để chăm sóc vợ thì mới được nhận tiền chế độ thai sản.
Mặt khác, chế độ bảo hiểm xã hội được quy định là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết (theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội).
Trong khi đó, nếu vẫn đi làm bình thường khi vợ sinh con, lao động nam vẫn được công ty trả lương theo công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, tức không bị mất hoặc giảm sút thu nhập từ tiền lương do sự kiện vợ sinh con.
Chính vì vậy, nếu không nghỉ thai sản khi vợ sinh con, lao động nam sẽ không được thanh toán tiền chế độ thai sản.
Trên đây là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: “Vợ sinh con thứ 2 chồng được nghỉ mấy ngày?” Nếu còn vướng mắc về chế độ thai sản, bạn đọc gọi ngay tổng đài tư vấn 19006192 để được hỗ trợ sớm nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024