Categories: Tổng hợp

10 loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu nghiệm nhất

Published by

Chứng bệnh trào ngược dạ dày khiến bệnh nhân ăn không ngon, ngủ không yên, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống. Bất cứ ai bị mắc căn bệnh này đều muốn chữa khỏi càng sớm càng tốt. Thay vì sử dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày, bạn hãy thử dùng những loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày này nhé!

Trào ngược dạ dày là gì và gây biến chứng gì?

Trào ngược dạ dày hay còn được gọi là bệnh trào ngược axit dạ dày là tình trạng dịch dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Tình trạng này diễn ra thường xuyên, làm ảnh hưởng đến họng và thực quản của người bệnh. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể mắc chứng bệnh này. Nhưng những người thừa cân, phụ nữ mang thai, người có thói quen ăn nhiều đồ cay nóng, người uống nhiều rượu bia hay hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Người bị trào ngược dạ dày thường ăn không ngon, ngủ chẳng yên. Nhưng nguy hiểm hơn cả là căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Chứng hẹp thực quản gây tắc nghẽn vận chuyển thức ăn vào hệ tiêu hóa.
  • Loét thực quản có thể dẫn đến chảy máu ở dạ dày.
  • Làm biến đổi mô vảy ở dưới thực quản thành mô dạng cột làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
  • Biến chứng nguy hiểm nhất là gây ung thư thực quản và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Triệu chứng trào ngược dạ dày

Trước khi tìm hiểu về các loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày, chúng ta nên nắm rõ những triệu chứng của căn bệnh này. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến nhất gồm:

  • Trong khi ngủ giấc đêm hoặc khi ăn no, bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp tình trạng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua và trong miệng có vị cay nóng.
  • Người bị bệnh sẽ có cảm các co thắt vùng ngực gây khó thở. Những cơn đau co thắt ở ngực có thể lan ra cánh tay hoặc sau lưng.
  • Dịch acid dạ dày trào lên họng nên dễ khiến bệnh nhân bị viêm họng. Cùng với đó là biểu hiện rát họng, đau họng, khó nuốt, khàn tiếng, cảm giác vướng ở cổ. Dịch viêm chảy xuống phế quản cũng có thể gây viêm phế quản.
  • Nhiều bệnh nhân trào ngược dạ dày xuất hiện nhiều đờm do dịch ứ đọng lại thực quản.
  • Khi acid dạ dày trào ngược lên họng còn gây cảm giác buồn nôn và nôn ói.

Tại sao nên dùng lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày?

Ngày nay, khi chữa bệnh bằng Tây y ngày càng phổ biến thì cách dùng lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày vẫn được nhiều người tin dùng. Lý do là bởi các loại lá thuốc trong dân gian có tính an toàn cao, phù hợp để sử dụng lâu dài không lo tác dụng phụ.

Hiệu quả trị bệnh của những bài thuốc dân gian này cũng đã được kiểm chứng từ xa xưa. Thậm chí y học hiện đại ngày nay đã nghiên cứu và chiết xuất những thành phần quý từ những loại thảo dược để sản xuất thành những sản phẩm thuốc chữa trào ngược dạ dày.

Ngoài hiệu quả trị bệnh, các loại lá thuốc còn mang lại hiệu quả kinh tế vì có thể giúp người bệnh tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với điều trị bằng thuốc Tây. Có nhiều loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày chúng ta có thể kiếm được trong tự nhiên mà không phải mất tiền mua. Có những loại lá chúng ta có thể mua với giá rất rẻ. Dùng lá cây trị bệnh là cách ai cũng có thể áp dụng và có thể yên tâm sử dụng lâu dài không lo tốn kém.

7 loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả

Nha đam – lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày dễ kiếm

Nha đam từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Nha đam có vị ngọt, tính hàn, có thể giảm bài tiết acid dạ dày, cân bằng hệ tiêu hóa. Bạn có thể dùng nha đam để trị chứng trào ngược dạ dày bằng cách:

  • Cách 1: Ngâm phần thịt nha đam với mật ong và mỗi ngày dùng 2 thìa vào bữa tối.
  • Cách 2: Nấu thịt nha đam với củ nghệ vàng, sau đó chắt lấy nước uống trước các bữa ăn trong ngày.

Lá mơ lông trị trào ngược dạ dày

Lá cây mơ lông từ xa xưa đã được sử dụng để điều trị các bệnh đường tiêu hóa. Đây cũng là một loại lá dễ tìm, nhiều nhà trồng trong vườn. Bạn có thể dùng mơ lông trị chứng trào ngược dạ dày bằng cách:

  • Cách 1: Ăn sống như một loại rau mỗi ngày.
  • Cách 2: Hấp cách thủy mơ lông với mật ong.
  • Cách 3: Hấp cách thủy lá mơ lông, trứng gà và gừng tươi thái chỉ để ăn khoảng 3 lần mỗi tuần.

Lá tía tô chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả

Tía tô cũng là một trong những loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày dễ kiếm. Loại lá này có thể điều tiết lượng acid dạ dày, làm lành tổn thương trong niêm mạc dạ dày, giảm triệu chứng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn khó chịu…

Cách sử dụng như sau:

  • Cách 1: Ăn sống lá tía tô như một loại rau thơm hàng ngày.
  • Cách 2: Nấu nước lá tía tô uống hàng ngày.
  • Cách 3: Uống nước cốt lá tía tô tươi.
  • Cách 4: Thêm lá tía tô vào các món ăn hàng ngày.

Dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày

Lá trầu không có tính kháng khuẩn tự nhiên, có thể hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày hiệu quả. Hoạt chất Tanin trong lá trầu giúp phục hồi nhanh chóng tổn thương trong niêm mạc dạ dày. Nó cũng có tác dụng kiểm soát sự sinh sôi của vi khuẩn HP – một “thủ phạm” gây trào ngược dạ dày thực quản.

Cách sử dụng lá trầu không như sau:

  • Cách 1: Dùng lá trầu không hãm nước uống hàng ngày.
  • Cách 2: Ăn trực tiếp lá trầu không.
  • Cách 3: Dùng lá trầu không xay với muối đắp lên bụng kết hợp massage bụng đều tay.

Lá khôi tía

Với hàm lượng tanin, glycosid khá cao, lá khôi tía cũng là một loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả. Chúng có tác dụng kháng viêm, làm lành vết loét, giảm nồng độ acid trong dạ dày. Cách dùng như sau:

  • Cách 1: Lấy lá khôi tía sắc nước uống.
  • Cách 2: Sắc 60g lá khôi tía với 12g khổ sâm, 40g bồ công anh và 20g cam thảo tây lấy nước uống trước 3 bữa ăn hàng ngày.

Lá ổi chữa trào ngược dạ dày

Lá ổi có chữa các hoạt chất vừa có thể kháng viêm, vừa có thể ổn định nồng độ acid dạ dày như flavonoid, tanin, saponin… Bạn có thể dùng lá ổi để khắc phục chứng trào ngược dạ dày bằng cách sắc 50g lá ổi non với 200g gạo lứt và nửa lít nước để uống hàng ngày.

Lá cỏ lào

Lá cỏ lào với các thành phần alcaloid, tanin rất tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Sát trùng, cầm máu, kháng viêm, ức chế vi khuẩn là những tác dụng điển hình của loại cỏ này. Cách dùng như sau: Dùng 30g lá khôi sắc cùng 20g cỏ lào, 5g tam thất, 20g dạ cẩm để uống hàng ngày.

Dùng các loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày sẽ có hiệu quả trong một vài trường hợp nhất định. Nhưng với người bệnh nặng tốt nhất nên dùng thuốc Tây y để kiểm soát bệnh sớm nhất, phòng ngừa biến chứng. Trào ngược dạ dày dùng thuốc gì phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Tốt nhất bạn nên đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

This post was last modified on 25/04/2024 11:26

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

10 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

15 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

15 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago