Có lẽ, ai trong chúng ta đã từng nghe rất nhiều tới “Chuyển đổi số” trong khoảng thời gian gần đây. Chuyển đổi số không chỉ là một hành động mà nó là cả một hành trình mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện và vượt qua nó. Trong bài viết này, chúng ta hãy tìm hiểu chung và xét tới ví dụ về chuyển đổi số trong từng lĩnh vực cụ thể.
Chuyển đổi số (Digital transformation) là quá trình ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực xã hội nói chung và với doanh nghiệp nói riêng. Thông qua việc áp dụng công nghệ để số hóa thông tin, tài liệu sẽ khuyến khích các doanh nghiệp thử nghiệm những mô hình kinh doanh mới. Bên cạnh đó, khi thực hiện chuyển đổi số, các khâu trong quá trình hoạt động của tổ chức sẽ giúp công ty gia tăng trải nghiệm khách hàng, nhân viên, đối tác,…
Bạn đang xem: Ví dụ về Chuyển đổi số – 5 xu hướng chuyển đổi số mới nhất 2022
Là xu thế hàng đầu được các doanh nghiệp áp dụng vào bộ máy vận hành của mình, chuyển đổi số đang là một trong những chủ đề được mong chờ nhất đối với các nhà quản trị, lãnh đạo của tổ chức. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu thực trạng chuyển đổi số và một vài ví dụ chuyển đổi số của các tập đoàn lớn tại thị trường Việt Nam.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã thực hiện khảo sát về thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong thời kỳ COVID 19 hoành hành. Theo kết quả của khảo sát: 25,7% doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm và áp dụng công nghệ vào quá trình vận hành của họ.
17,3% công ty được khảo sát dù chưa ứng dụng công nghệ số nhưng có quan tâm tới việc áp dụng nó từ khi xảy ra Covid-19.
Cho tới thời điểm hiện tại, có rất nhiều doanh nghiệp Việt đã bắt kịp xu hướng của thế giới, ta có thể xét tới một số ví dụ về chuyển đổi số doanh nghiệp điển hình:
Bên cạnh đó, trước đại dịch Covid khiến người lao động phải Work from home, tập đoàn đã tiến hành thực hiện: Chữ ký số, E-office, ứng dụng giao tiếp nội bộ doanh nghiệp,…
Xem thêm: Ai sẽ là “người lãnh đạo” chuyển đổi số trong doanh nghiệp?
Chuyển đổi số mô hình vận hành không phải một hoạt động ngắn hạn mà nó cần phải có cả một hành trình dài cần thực hiện. Vì vậy, ta cùng xét tới những khó khăn mà hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam gặp phải khi tiến hành thực hiện chuyển đổi số:
Vấn đề này thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ bởi tiềm lực tài chính có hạn. Để có thể tiến hành áp dụng các công cụ, kỹ thuật vào quá trình chuyển đổi số của tổ chức sẽ khiến doanh nghiệp mất một khoản chi phí tương đối lớn, đặc biệt là việc mua sắm thiết bị máy móc mới hoặc dây chuyền công nghệ tự động hóa hiện đại.
Bên cạnh những lợi ích giúp doanh nghiệp đạt được khi thực hiện chuyển đổi số trong mô hình hoạt động của mình thì họ cũng phải đối mặt với vấn đề bị lộ thông tin cá nhân, công nghệ còn nhiều lỗ hổng tạo điều kiện cho tội phạm mạng thực hiện các hành vi lợi dụng, bán thông tin mật,…
Để có thể chuyển đổi sang tự động hóa doanh nghiệp một cách toàn diện, tổ chức cần có những nhân sự am hiểu sâu về máy móc, kỹ thuật,… Bạn nên làm chủ công nghệ chứ không phải để công nghệ làm chủ mình. Cho nên, việc thiếu nguồn lực nhân sự có am hiểu về chuyển đổi số có thể khiến doanh nghiệp phải “loay hoay” trong quá trình chuyển mình, tiếp cận công nghệ mới.
Xem thêm: CHUYỂN ĐỔI SỐ: TƯ DUY HAY CÔNG CỤ?
Xem thêm : Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
Là hoạt động giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, mang sản phẩm/ dịch vụ của tổ chức tới gần hơn với khách hàng thông qua nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, khi áp dụng Chuyển đổi số doanh nghiệp vào hoạt động Marketing, tổ chức nhận được những tác động tích cực như:
Khi thay đổi từ MKT truyền thống sang MKT kỹ thuật số sẽ giúp marketer tiếp cận cùng lúc tới khách hàng trên nhiều nền tảng Internet khác nhau: Mạng xã hội, Google,… mà mức chi phí cần phải bỏ ra lại rẻ hơn so với MKT truyền thống rất nhiều.
Doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ, phần mềm để có thể đo lường trải nghiệm, nhu cầu khách hàng từ đó giúp gia tăng trải nghiệm phù hợp với từng phân khúc khách hàng cụ thể.
Có thể thấy, Chuyển đổi số chính là việc tạo ra nhiều dịch vụ trực tuyến giúp khách hàng có thêm nhiều trải nghiệm hay hỗ trợ giải quyết vấn đề của khách hàng 24/7.
Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ giải trí, Netflix đã tiến hành Chuyển đổi số sản phẩm của doanh nghiệp từ đầu những năm 2010.
Công ty này đã tiến hành ký hợp đồng với hàng loạt các các hãng phim như Sony, Paramount, Lionsgate và Disney để tiến hành thực hiện truyền thông kỹ thuật số.
Bên cạnh đó, một trong những thương hiệu cung cấp dịch vụ giải trí hàng đầu thế giới như: Netflix, Spotify, Dropbox,… đã sử dụng Saas – Điện toán đám mây. Có thể hiểu, Saas chính là việc nhà cung cấp tạo ra và duy trì một phần mềm chạy trên nền web và khách hàng có thể truy cập từ xa thông qua internet sau khi trả một khoản phí đăng ký định kỳ (hàng tháng, quý, năm).
Cùng xét tới ví dụ về Chuyển đổi số điển hình về “Thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu và cảm nhận khách hàng” của McDonald’s:
Khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, doanh nghiệp sẽ phải cải thiện chất lượng dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu và đứng vững trên thị trường.
Nhận thấy nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, McDonald’s đã tiến hành chuyển đổi số trong trải nghiệm của khách hàng bằng cách cải thiện hành trình tiêu dùng dịch vụ.
Thương hiệu tiến hành phân tích, xác định những yếu tố chính sẽ ảnh hưởng tới hành trình mua bán và trải nghiệm sản phẩm của người tiêu dùng. Một số yếu tố chính như:
Một trong những ví dụ chuyển đổi số trong trải nghiệm khách hàng mà McDonald thực hiện có thể kể tới:
Trong thị trường Logistics, ví dụ điển hình nhất của Chuyển đổi số để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng chính là UPS – Công ty quản lý chuỗi cung ứng và vận chuyển của Mỹ.
Nhằm tăng trải nghiệm của người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp phải đối mặt với 2 vấn đề lớn:
Xem thêm : Tra cứu biển số xe 63 tỉnh thành phố [Mới nhất 2023]
UPS đã phát triển công cụ để quản lý đội xe của mình gọi là ORION ( Phần mềm tối ưu hóa tuyến đường) để giúp tài xế tạo ra tuyến đường tối ưu bằng cách sử dụng các dữ liệu từ hiện trường. Không chỉ vậy, nhờ vào việc ứng dụng ORION đã giúp UPS tiết kiệm được khoảng 100 triệu dặm và 10 triệu gallon nhiên liệu mỗi năm.
Bệnh án điện tử: Các kết quả khám bệnh, tiền sử bệnh lý của người bệnh được đưa lên hệ thống. Bác sĩ có thể theo dõi bệnh án trực tuyến mà không cần phải lưu trữ qua sổ sách, giấy tờ.
Ví dụ về chuyển đổi số trong giáo dục: Nền tảng học trực tuyến như Zoom, Google Meet,.. là một trong những ứng dụng được thực hiện chuyển đổi số của doanh nghiệp được tin dùng trong và sau đại dịch Covid.
Sau khi tiến hành tìm hiểu ví dụ về chuyển đổi số doanh nghiệp trong từng lĩnh vực, ở phần này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 5 xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp mới nhất 2022 được cả trong và ngoài nước tin dùng:
Là một trong những nền tảng lưu trữ và truy cập dữ liệu bất kỳ lúc nào và ở mọi nơi. Điều này cho phép nhân viên làm việc hiệu quả hơn và cộng tác trong các dự án mà không cần đi du lịch hoặc chi tiền cho cơ sở hạ tầng vật chất. Điện toán đám mây cũng giúp bạn dễ dàng lưu trữ một cách an toàn lượng lớn dữ liệu và truy cập từ xa khi cần thiết. Có thể nói đây là xu hướng chuyển đổi số lưu trữ dữ liệu nổi bật nhất trên thế giới hiện nay.
Là mô hình làm việc kết hợp, với cùng một khoảng thời gian làm việc nhân viên có một số thời gian làm việc tại văn phòng và một khoảng thời gian work from home qua hình thức online.
Có thể thấy, mô hình này chỉ mới được áp dụng ở Việt Nam khi đại dịch COVID 19 diễn ra. Chỉ các doanh nghiệp lớn với nguồn nhân sự ổn định, chất lượng mới có thể ứng dụng mô hình làm việc này.
Ví dụ:
Phần mềm tiếp thị tự động hóa được hỗ trợ bởi AI đang trở thành một trong những xu hướng chủ đạo trong công cuộc chuyển đổi số doanh nghiệp. Thông qua việc sử dụng AI như sự hỗ trợ cho các công cụ tiếp thị và bán hàng, ngày càng nhiều marketer áp dụng các công nghệ này như một phần của chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số của họ. Theo kết quả của một cuộc khảo sát năm 2021, 76% tổ chức coi AI trở thành ưu tiên đáng kể hơn so với các giải pháp CNTT khác.
Một trong những vấn đề chính để thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp là cung cấp thông tin cá nhân. Khách hàng và người lao động sẽ phải cung cấp các thông tin sau vào kho dữ liệu của tổ chức: Địa chỉ nhà, email, chi tiết thẻ ngân hàng và các kiểu hành vi. Vì lý do này, quyền riêng tư và sự bảo vệ của nó đã trở thành mối quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng kỹ thuật số.
Xét tới thực tế ứng dụng Blockchain vào một số khâu trong mô hình hoạt động của doanh nghiệp:
Trước nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi số, 1Office đã được ra đời để giải quyết 04 bài toán cơ bản trong quản lý doanh nghiệp: Quản lý công việc (WorkPlace), Quản lý nhân sự (HRM), Quản lý khách hàng (CRM) và Tự động hóa Quản lý tổng thể.
Đặc biệt, tất cả được tích hợp trong một phần mềm quản trị doanh nghiệp duy nhất 1OFFICE, không qua các app trung gian, không thủ tục thủ công dài dòng giúp quản lý dễ dàng và tiết kiệm chi phí vận hành.
Qua bài viết trên đã giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Sau khi tìm hiểu và có sự phân tích rõ về ví dụ về chuyển đổi số của từng ngành nghề, từng khía cạnh cụ thể trong doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/02/2024 14:13
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024