Hiệu ứng nhà kính là cụm từ không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Đó là vấn đề cấp thiết, mang tính chất toàn cầu hiện nay. Nếu như không kịp ngăn cản hay giảm thiểu hiện tượng này xảy ra . Chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến toàn nhân loại. Đặc biệt là gây nên nhiều mối nguy hại đến cuộc sống. Vậy hiệu ứng nhà kính có những gì mà trở thành vấn đề toàn cầu như vậy?
- Học môn tự chọn: Học sinh có xu hướng chọn khoa học tự nhiên hay xã hội?
- Việt Nam nỗ lực đảo ngược quá trình suy giảm đa dạng sinh học
- Rút tiền khác ngân hàng có được không? Đâu là những vấn đề cần lưu ý?
- Kỷ luật lao động: một số nội dung doanh nghiệp và người lao động cần biết
- Quang phổ là gì? Các loại quang phổ
Cùng Xem Clip hay về Hiệu Ứng Nhà Kính hay Nhất hiện nay
Bạn đang xem: Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
Clip Về Hiệu Ứng Nhà Kính Hay Nhất Hiện Nay
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiện tượng không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất. Và khi đó mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.
Một ví dụ rất thực tế là hãy liên tưởng tới những tia sáng của Mặt trời chiếu vào một ngồi nhà kính. Khi đó, nguồn năng lượng này được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng trong không gian. Khiến toàn bộ không gian bên trong ngôi nhà bị ấm lên.
Khi nhà kính giữ lại nhiệt của mặt Trời và không cho nó phản xạ đi. Nếu như lượng khí này ổn định thì sẽ giúp Trái Đất luôn ở trạng thái cân bằng. Nhưng nó lại gia tăng quá nhiều trong bầu khí quyển nên làm cho Trái Đất nóng lên.
Phân loại hiệu ứng nhà kính như thế nào?
Hiệu ứng nhà kính khí quyển.
Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài. Một số phân tử trong bầu khí quyển. Trong đó trước hết là [điôxít cacbon] và hơi [nước]. Có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và thông qua đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển. Hàm lượng ngày nay của khí đioxit cacbon vào khoảng 0,036% đã đủ để tăng nhiệt độ thêm khoảng 30°C.Nếu không có hiệu ứng nhà kính tự nhiên này nhiệt độ Trái Đất của chúng ta chỉ vào khoảng -15 °C.
Có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: Ta biết nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2 để đi tới mặt đất. Ngược lại bức xạ nhiệt từ Trái Đất vào vũ trụ là bức sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 dày và bị CO2, hơi nước trong khí quyển hấp thụ.
Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh Trái Đất tăng lên. Lớp khí CO2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của Trái Đất trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, Metan, CFC.
Ngoài ra, hiệu ứng nhà kính khí quyển có quá trình hình thành như sau:
Ở thời kỳ đầu tiên của lịch sử trái đất, các điều kiện tạo ra cuộc sống chỉ có thể xuất hiện vì thành phần của điôxít cacbon trong bầu khí quyển nguyên thủy cao hơn. Cân bằng lại lượng bức xạ của mặt trời lúc đó yếu hơn đến khoảng 25%. Cường độ của các tia bức xạ tăng lên với thời gian. Trong khi đó đã có đủ cây cỏ trên Trái Đất, thông qua sự quang hợp. Lấy đi một phần khí điôxít cacbon trong không khí tạo nên các điều kiện khí hậu tương đối ổn định.
Hiệu ứng nhà kính nhân loại.
Từ khoảng 100 năm nay con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm này giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời. Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm lại đây (điôxít cacbon tăng 20%, mêtan tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ lên 2°C.
Không nên nhầm lẫn hiệu ứng nhà kính nhân loại với việc làm tổn thất đến lớp khí ôzôn ở tầng bình lưu cũng do loài người gây ra.
Có thể bạn chưa biết:
Những nguyên nhân gây hiện tượng ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm môi trường là gì? Có bao nhiêu loại ô nhiễm môi trường
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
Khí nhà kính hay CO2
Khi hấp thụ bức xạ Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất. Mặt đất nóng lên và bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu khiến nhiệt độ không khí tăng.
Theo nghiên cứu, CO2 trong khí quyển đóng vai trò như một tấm kính dày bao phủ Trái đất. Làm cho hành tinh chúng ta không khác gì một nhà kính lớn.
Nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở bề mặt Trái Đất là -23 độ C. Nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 15 độ C. Đồng nghĩa là hiệu ứngnhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.
Tuy nhiên ngày nay, khi mà các hoạt động sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất, khai thác phát triển cực mạnh mẽ của con người tăng. Điều đó cũng hiểu được rằng khí CO2 từ đó cũng tăng theo. Điều này làm hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng từng ngày. Nhiệt độ không khí cũng sẽ bị cao lên.
Theo ước tính của các nhà khoa học trên thế giới. Đến nửa thế kỉ sau thì nhiệt độ của trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C.
CFC(cloro fluoro cacbon).
Chiếm 20% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Là những hóa chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí quyển.
CFC được dùng trong các máy điều hòa nhiệt độ trong xe và nhà cửa, dùng trong hệ thống làm lạnh của tủ lạnh, trong việc chế tạo sản phẩm bằng chất plastic xốp (ly, khay ăn, lớp cản nhiệt), một số thuốc xịt, trong các quy trình làm sạch các thiết bị điện tử và là sản phẩm phụ của một số quá trình hóa học.
Các khí này trơ về mặt hóa học, không cháy, không mùi nên có thời gian lưu rất dài. Khi thải ra không khí các chất này bay lên tầng khí quyển cao và có khả năng xói mòn lớp ozon bao quanh trái đất và làm cho các tia cực tím từ mặt trời đến mặt đất nhiều hơn, làm tăng nhanh hiệu ứng nhà kính.
Hằng năm các khí CFC tăng 4%(1992). Tính đến năm 2050 các chất CFC có thể là 9 tỷ tấn CO tương đương, ước khoảng 45% tồng lượng thải CO2 ảnh hưởng xấu đến khí hậu toàn cầu.
CH4(metan).
Chiếm 13% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính.Mỗi phân tử CH4 bắt giữ năng lượng nhiệt gấp 21 lần phân tử CO2.
Hiện nay, khí này phát thải vào khí quyển ngày càng nhiều do các hoạt động của con người. Nguyên nhân phát thải CH4 là:
- Sự phân hủy các chất hữu cơ trong các bãi rác thải rắn.
- Được sinh ra từ các quá trình sinh học, như sự men hóa đường ruột của các loài động vật, sự phân giải kị khí ở đất ngập nước, ruộng lúa.
- Việc sử dụng và đốt nhiên liệu hóa thạch. Các hồ chứa nước thủy điện do đầu
ống dẫn nước vào các tuabin đặt sau dưới đáy hồ, ở điều kiện áp suất cao, khí CH4 trong nước dễ dàng thoát ra bên ngoài, gây tổn hại cho môi trường.
O3(ozon).
Chiếm 8% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính.Là thành phần chính của tầng bình lưu, khoảng 90% ozon tập trung ở độ cao 19-23km so với mặt đất. Có chức năng bảo vệ sinh quyển do khả năng hấp thụ bức xạ tử ngoại và tỏa nhiệt của phân tử ozon.
Người ta ước tính trong thời gian vừa qua, mức suy giảm tầng ozon trung bình toàn cầu là 5% và số lượng suy giảm ngày càng tăng do phân hủy ozon vượt quá khả năng tái tạo lại.
Hầu hết phân tử ozon bị phân hủy do 4 tác nhân cơ bản: các nguyên tử oxy, các gốc hydroxyl hoạt động, các oxit nito và quan trọng là các hợp chất clo.
Tầng ozon bị phá hủy làm tăng lượng mưa axit tạo thành khói quang hóa gây hiệu ứng nhà kính…
N2O (oxit nito).
Chiếm 5% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Mỗi phân tử N2O bắt giữ năng lượng nhiệt gấp 270 lần phân tử CO2.
Nguyên nhân:
- Khí thải từ ô tô, xe máy ( chủ yếu là oxit carbon, hidrocarbon, oxit nitro)
- Quá trình đốt cháy các rác thải rắn và nguyên liệu.
- Một lượng nhỏ N2O xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hóa các loại phân bón hữu cơ và vô cơ hay các quá trình xử lí nước thải
- Quá trình sản xuất nông nghiệp và các hoạt động công nghiệp
Hợp chất này khi phản ứng với nguyên tử oxy năng lượng cao sẽ tạo thành hợp chất nitric oxit (NO), là tác nhân làm suy yếu tầng ozon.
Hàm lượng của nó đang tăng dần trong phạm vi toàn cầu, hằng năm khoảng 0.2 đến 3%. Mỗi năm có khảng 10 triệu tấn N2O được thải ra môi trường.
Ngoài ra còn có các khi khác như:
- Hơi nước
- SO2
- SF CF3
Như chúng ta biết, tất cả loại khí đều có khả năng giữ nhiệt cho Trái Đất. Tầng ôzôn ngoài chức năng trên còn có vai trò là ngăn cản phần lớn các tia cực tím từ Mặt Trời có thể gây hại cho sinh vật trên Trái Đất. Hoạt động sản xuất của con người đã thải khí CFC. Làm phá vỡ kết cấu tầng này, làm giảm nồng độ khí ôzôn . Tăng lượng tia cực tím khiến nhiều loài sinh vật bị tiêu diệt, phá vỡ các chuỗi thức ăn. Dẫn đến mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu ứng nhà kính của Trái Đất.
Với sự phát triển kinh tế và dân số nhanh tác động tiêu cực. Trực tiếp tới nhiệt độ trái đất ở nhiều khía cạnh. Đặc biệt khí CFC gây thủng tầng ozon mạnh. Làm hiện tượng ấy càng nghiêm trọng hơn
Xem thêm: Hút hầm cầu tại Đà Nẵng Thi công nhanh chóng, uy tín, chất lượng cao
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính đối với môi trường
Có lẽ hậu quả lớn nhất mà hiệu ứng nhà kính đó chính là biến đổi khí hậu. Hay nói cách khác hiệu ứng này đã tác động gián tiếp qua các hiện tượng biến đổi khí hậu. Ngoài ra còn có một số tác động khác như:
Ảnh hưởng đến Nguồn nước
Làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như lượng nước trên Trái Đất. Dẫn đến sự thiếu lượng nước sạch để sinh hoạt hoặc để hoạt độgn sản xuất
Ảnh hưởng đến Sinh vật
Đối với các sinh vật sống, sự nóng lên của Trái Đất làm thay đổi đột ngột môi trường. Thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật. Theo đó, nhiều loài sinh vật sẽ không thể thích nghi, dần biến mất. Bên cạnh đó môi trường sống bị thu hẹp, và thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng
Chẳng hạn như đối với loài Gấu Bắc Cực, hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Các tảng bang ở môi trường Bắc Cực dần tan ra và loài Gấu Bắc Cực đã bị thu hẹp môi trường sinh sống, đang trên đà có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Gây nên hiện tương băng tan
Nếu nhiệt độ của Trái Đất đủ cao có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực, làm cho mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy. Mực nước biển dâng cao và trong tương lai không xa thì một số quốc gia sẽ không có tên ở trên bản đồ thế giới.
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu tính đến năm 2020, Trái đất mất 28 nghìn tỷ tấn băng trong 23 năm qua do hiện tượng nóng lên toàn cầu
Ảnh hường đến con người
Sức khỏe của con người cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng khi bệnh tật xuất hiện ngày càng nhiều. Nắng nóng, mưa nhiều chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi sinh vật phát triển.
Làm việc ở nhiệt độ cao rất nguy hiểm vì chúng ngăn cơ thể kịp làm mát, khiến thân nhiệt trung tâm tăng lên, có thể dẫn đến tử vong. Ngày nay, số lượng người chết vì nắng nóng kéo dài tăng cao.
Các biện pháp giúp khắc phục hiệu ứng nhà kính
Trồng thêm nhiều cây xanh
Đây là một trong những biện pháp hiệu quả và đơn giản nhất trong việc làm giảm sự nhiệt độ tăng cao trên toàn cầu. Bởi vì cây xanh sẽ hấp thụ CO2 thông qua quá trình quang hợp.
Cũng vì thế lượng CO2 cũng sẽ được giảm đáng kể. Khi đó sẽ gián tiếp giảm hiện tượng nhà kính hiện nay.
Tiết kiệm điện, năng lượng
Đây cũng có thể coi là một cách giảm hiệu ứng nhà kính. Điện năng được sản xuất từ đốt các nguyên liệu, nhiên liệu hóa thạch.Khi đốt sẽ sinh ra một lượng lớn CO2 và thải ra môi trường. Điều này làm tăng hiệu ứng nhà kính, thậm chí gây ô nhiễm không khí.
Tối ưu hóa phương tiện di chuyển
Các phương tiện giao thông cũng là nguyên nhân làm tăng hiệu ứng nhà kính. Khi các nhiên liệu trong xe thải ra nhiều khói bụi, khí CO2,.. và cũng gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường. Vì thế hãy sử dụng xe đạp hoặc đi bộ để giảm hiệu ứng nhà kính
Tích cực Tuyên truyền bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh các hoạt động, phòng trào bảo vệ môi trường. Cung cấp lượng kiến thức cho người dân về hiệu ứng nhà kính, tầm quan trọng và nguy hiểm của nó. Đồng thời nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của mỗi người dân vì môi trường sống của con người và sinh vật.
Hãy bảo vệ ngôi nhà chung – Trái đất của chúng ta.
Nguồn https://xulychatthai.com.vn/
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp