Categories: Tổng hợp

Giải đáp thắc mắc: Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm?

Published by

Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm?

Làm cha mẹ ai cũng mong con mình được khỏe mạnh, nhất là mỗi khi đi tiêm về sẽ không đau sốt, quấy khóc. Thế nhưng không phải ai cũng nắm được cách chăm sóc con đúng cách, phù hợp và an toàn. Dễ thấy như trên các diễn đàn nuôi con hay làm cha mẹ, câu hỏi được mọi người quan tâm nhất đó là việc chăm sóc con sau tiêm chủng. Những câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề này như là “Có nên dán miếng hạ sốt vào vết tiêm”, “Dán miếng hạ sốt dán vào vết tiêm có sao không”,…

Câu trả lời ở đây là: KHÔNG!

Mẹ không dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm của con nhé

Dán cao dán hạ sốt là một trong những cách hay để giảm sốt cho bé nhưng sau khi tiêm thì các chuyên gia khuyến cáo không được dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm. Dán miếng hạ sốt vào vùng da bị tổn thương sau tiêm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

Cản trở tuần hoàn máu tại vị trí tiêm

  • Khi bạn dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm sẽ làm cho các mạch máu tại đây bị chèn ép,, gây cản trở tuần hoàn máu. Mà chúng ta đều biết nhiệm vụ của máu là vận chuyển, cung cấp Oxi và chất dinh dưỡng để nuôi các mô, huy động tiểu cầu đến bịt kín vị trí bị tổn thương.

Vết tiêm của bé cần được thoáng để máu tuần hoàn tốt giúp vết tiêm nhanh lành

  • Khi mạch máu bị cản trở sẽ làm giảm khả năng vận chuyển này, giảm yếu tố tăng trưởng khiến vết tiêm lâu lành hơn, thậm chí là còn có thể dẫn tới tình trạng hoại tử tại vị trí tiêm.

Có thể dẫn gây nhiễm trùng

Một ít số trường có thể bị nhiễm trùng tại chỗ tiêm khi dán miếng hạ sốt do:

  • Môi trường bí hơi, các tế bào chết không được loại bỏ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn tới nhiễm trùng nhẹ.
  • Tuần hoàn tại chỗ tiêm bị hạn chế nên việc cung cấp các yếu tố miễn dịch như bạch hầu, kháng thể bị giảm, từ đó vi khuẩn dễ phát triển do giảm yếu tố tiêu diệt.

Nếu thấy vết tiêm có dấu hiệu nhiễm trùng như mưng mủ, chảy nước thì tuyệt đối không dán miếng dán hạ sốt để tránh làm cho tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Cản trở việc vệ sinh vết tiêm

Vết tiêm phải được vệ sinh để tránh vi khuẩn, nấm phát triển. Nếu mẹ dùng miếng dán thì vết tiêm sẽ không được vệ sinh thường xuyên, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, đồng thời còn gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ dẫn đến trẻ gãi nhiều làm vết tiêm tổn thương nặng hơn.

Do đó, việc vệ sinh, làm sạch vết tiêm là cần thiết để nó mau lành, phòng ngừa viêm, nhiễm trùng.

Không dán khoai tây vào vết tiêm của trẻ vì có thể gây nhiễm trùng

Các chuyên gia cho biết, để con giảm đau, hạ sốt tại vết tiêm thì mẹ hãy dùng khăn máy để chườm lên, ngoài ra không được đắp bất kỳ chất gì, kể cả miễn dán hạ sốt lên vết tiêm của con. Ngoài ra cũng tuyệt đối không làm theo các “mẹo” không rõ nguồn gốc, vô căn cứ lan truyền trên mạng như xoa dầu, đắp chanh hay đắp khoai tây vào vết tiêm vì rất có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng xấu cho sức khỏe con. Đặc biệt một số trẻ có cơ địa nhạy cảm còn bị dị ứng với thành phần trong miếng dán.

Chăm sóc vết tiêm của trẻ như thế nào?

Trước khi đưa trẻ đi tiêm mẹ nên tắm rửa sạch sẽ cho bé, mặc đồ rộng thoáng để bác sĩ dễ thao tác. Hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau tiêm phòng như sau:

  • Nếu trẻ bị sưng đỏ, sốt thì mẹ hãy áp dụng cách hạ sốt khi tiêm phòng đó là dùng khăn sạch thấm nước ấm rồi chườm xung quanh vết tiêm, kết hợp lau toàn thân để hạ sốt. Đắp khăn ấm lên vùng cổ, bẹn hoặc nách để giảm nhiệt. Không chườm trực tiếp lên vết tiêm của bé vì có thể làm giảm tác dụng của vắc xin và gây nhiễm trùng.

Vết tiêm của bé cần được giữ sạch, khô thoáng

  • Khi về nhà mẹ cần tăng cường cho bé bú nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, uống thêm nước nếu trẻ trên 6 tháng tuổi. Cho con ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như súp, cháo loáng,…nhằm bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cũng như tránh mất nước cho trẻ.
  • Khi bé con cần chú ý không chạm hay tì đè vào vết tiêm, trường hợp trẻ sốt trên 38 độ C thì có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Như vậy, mẹ đã biết trẻ tiêm phòng có nên uống thuốc hạ sốt.

Khi thực hiện chăm sóc vết tiêm cho con, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Dùng xà phòng hoặc cồn y tế để sát khuẩn tay nhằm loại bỏ vi khuẩn, tránh vi khuẩn từ tay mẹ truyền vào vết thương của con.
  • Có thể cho thêm một chút muối sạch vào chậu nước ấm dùng lau vết tiêm, người con, tốt nhất nên dùng nước muối sinh lý 0.9 % thay vì tự pha vì nếu mẹ pha quá đặc sẽ khiến vết tiêm tổn thương còn quá loãng thì sẽ không có tác dụng.
  • Khi nhúng khăn thì không nên vắt kiệt nước mà chỉ vắt nhẹ để vẫn giữ lại được chút nước ấm.

Trường hợp vết tiêm sưng tấy và phát sốt khiến trẻ quấy khóc và trẻ trước đó không bị dị ứng với thành phần có trong miếng dán thì mẹ có thể dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm để làm giảm sốt tạm thời. Cách dán miếng hạ sốt vào vết tiêm để đảm bảo an toàn là dán xung quanh vết tiêm, cắt 1 lỗ nhỏ giữa miếng dán để hở vị trí vết tiêm, tránh dán trực tiếp lên vị trí này.

Miếng dán hạ sốt được sử dụng khi nào?

Miếng dán hạ sốt chỉ giúp làm giảm thân nhiệt của bé, không có tác dụng chữa bệnh

Miếng dán hạ sốt là miếng dán có tác dụng tản nhiệt, làm giảm cơn sốt hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da được dán ra bên ngoài. Khi dán lên sẽ có cảm giác mát lạnh giúp trẻ thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên:

  • Khả năng làm mát không duy trì được lâu, vùng da được dán hạ sốt sẽ nhanh chóng trở lại nhiệt độ như ban đầu. Hơn nữa nó không chứa thuốc hạ sốt nên không có tác dụng hạ nhiệt toàn thân.
  • Miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh, trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo không nên sử dụng biện pháp chườm lạnh để hạ sốt cho trẻ.
  • Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh miếng dán hạ sốt có thể thay thế thuốc trong điều trị sốt ở trẻ.

Miếng dán chỉ dùng khi trẻ sốt từ 38- 38.5 độ C và vị trí hiệu quả nhất là ở trán, 2 bên nách và 2 bên bẹn. Do đó mẹ đo xem con đang sốt bao nhiêu độ. Khi dán hạ sốt cho con mẹ phải thường xuyên theo dõi để xem con có hạ sốt không cũng như có bị kích ứng với các thành phần của có trong miếng dán hay không.

Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nhất thiết phải mua miếng dán, cách hạ sốt khi trẻ tiêm phòng nhanh nhất là dùng phương pháp lau chường hạ sốt tại nhà hoặc mua khăn hạ sốt chuyên dụng thay vì dùng miếng dán. Để chấm dứt hoàn toàn tình trạng sốt kéo dài ở trẻ thì mẹ cần cho con uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Địa chỉ tiêm chủng hiệu quả, chất lượng cao

Gia đình có nhu cầu tiêm chủng phòng ngừa bệnh cho trẻ hãy chọn Trung tâm Tiêm chủng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, có địa chỉ tại số 9 Phố Viên, P. Cổ Nhuế 2, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Phương Đông thiết kế đa dạng các gói tiêm cho trẻ từ 0- 24 tháng

  • Quy trình tiêm chủng được thực hiện chuyên nghiệp, an toàn, đảm bảo trẻ sẽ được khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sát sao ít nhất 30 phút sau tiêm, bố mẹ hoàn toàn yên tâm con mình mình được hưởng điều kiện chăm sóc tốt nhất.
  • Giá vắc xin tại Phương Đông luôn ổn định, không tăng giá khi vào những đợt dịch cao điểm.
  • Trẻ được khám và tiêm với bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm.
  • Không gian vui chơi rộng rãi, đầy màu sắc giúp con thích thú để xóa tan nỗi sợ.

Bên cạnh dịch vụ tiêm lẻ thì BVĐK Phương Đông còn có các gói tiêm đa dạng cho trẻ từ 0- 24 tháng tuổi, đáp ứng nhu cầu của bậc cha mẹ. Mua gói tiêm chủng tại Phương Đông bạn sẽ được hưởng đặc quyền như:

  • Được giữ đủ mọi vắc xin trong gói, không lo khan hiếm mỗi đợt cao điểm.
  • Giữ nguyên giá và chương trình ưu đãi trong suốt thời gian tiêm.
  • Hỗ trợ trả góp thẻ tín dụng 0% lãi suất.
  • Ngoài ra, trước ngày tiêm mẹ sẽ được nhắn tin báo trước để tránh tình trạng quên lịch.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc giải quyết được thắc mắc “Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm?” Hạ sốt sau tiêm vaccine tốt nhất là dùng khăn ấm lau người, nếu trẻ sốt cao trên 38 độ thì có mới dùng đến thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc và nuôi con. Nếu còn câu hỏi thắc mắc hoặc đặt lịch tiêm chủng, mua gói tiêm vui lòng liên hệ Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

This post was last modified on %s = human-readable time difference 08:30

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem số MAY MẮN giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

7 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Thìn khôn ngoan, Dần may mắn

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn

7 giờ ago

Cảnh báo 4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, tháng 11/2024 chớ vội đầu tư

Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…

9 giờ ago

4 con giáp VƯỢT chông gai để LỘI NGƯỢC dòng xuất sắc cuối năm 2024, TIỀN của tràn vào nhà

4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…

10 giờ ago

Tuần mới (4 – 10/11) ôm trọn may mắn, 3 con giáp mở mày mở mặt khi thăng hoa vượt kỳ vọng

Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…

15 giờ ago

Cách giúp 12 con giáp đạp gió rẽ sóng, chinh phục đỉnh cao trong tháng 11/2024

Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024

15 giờ ago