Theo quy định tại Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Mặt khác, theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì trường hợp cấp sổ đỏ cho hộ gia đình sử dụng đất thì sẽ ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên sổ đỏ là “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình theo quy định; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Bạn đang xem: Con gái đi lấy chồng có được chia đất không?
Như vậy, có 2 trường hợp xảy ra như sau:
– Trường hợp 1: Nếu người con gái được sinh ra trước hoặc tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất cho hộ gia đình thì người con gái được xem là có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình, nên sẽ có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung đối với quyền sử dụng đất theo quy định.
– Trường hợp 2: Nếu người con gái sinh ra sau thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất cho hộ gia đình thì người con gái không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình nên không có các quyền gì liên quan đến quyền sử dụng đất đó.
Do đó, trường hợp người con gái dù đã đi lấy chồng nhưng nếu có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì vẫn được hưởng các quyền lợi liên quan đối với quyền sử dụng đất chung đó, bao gồm việc được chia đất khi hộ gia đình thỏa thuận chia quyền sử dụng đất chung.
Con gái đi lấy chồng có được chia đất không? (Hình từ internet)
Xem thêm : Chiến tranh lạnh bắt nguồn từ đâu? Đã chấm dứt khi nào?
Có hai trường hợp xảy ra như sau:
(i) Trường hợp 1: Trường hợp có di chúc
Theo Bộ luật dân sự 2015 thì nếu người để lại di sản có để lại di chúc hợp pháp thì việc chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện di chúc đó. Theo đó, người để lại di sản có thể lập di chúc để chỉ định người thừa kế, phân định việc chia di sản thừa kế cho từng người thừa kế…
Do đó, trường hợp bố, mẹ mất có để lại di chúc mà trong di chúc của bố hoặc mẹ có thể hiện việc phân chia di sản là nhà đất cho con gái thì người này vẫn hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế và ngược lại.
Ngoài ra, trường hợp nếu người con gái không có tên trong di chúc nhưng không có khả năng lao động thì vẫn được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật theo quy định Điểm b Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.
(ii) Trường hợp 2: Không có di chúc
Trong trường hợp người để lại di sản mất và không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì phần di sản thừa kế (bao gồm nhà, đất, tài sản khác…) sẽ được chia theo pháp luật.
Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Xem thêm : Quan hệ xong rửa nước có mang thai được không? Cách vệ sinh vùng kín sau quan hệ
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau; những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, con gái dù đã lấy chồng thì vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha, mẹ nên vẫn sẽ được hưởng thừa kế như con trai khi cha, mẹ mất.
Tuy nhiên, người con gái nếu có các hành vi sau đây thì sẽ không được quyền hưởng di sản:
– Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ cha mẹ, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của cha mẹ.
– Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng cha, mẹ.
– Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
– Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản cha, mẹ trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của cha, mẹ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 11:54
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024