Giải đáp bầu ăn sò huyết được không? 5 Lưu ý cần biết

Sò huyết không chỉ là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà còn có hương vị đặc biệt hấp dẫn. Vậy bầu ăn sò huyết được không? Theo các chuyên gia, việc ăn sò huyết trong thai kỳ cần được xem xét kỹ lưỡng vì một số yếu tố. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của sò huyết cũng như giải đáp thắc mắc có nên ăn sò huyết trong thời kỳ mang thai hay không.

Giá trị dinh dưỡng của sò huyết

bầu ăn sò huyết được không
Sò huyết giàu chất dinh dưỡng

Sò huyết là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho cơ thể, điển hình như:

  • Protein: Sò huyết chứa một lượng lớn protein. Đây là thành phần cơ bản để xây dựng và duy trì cơ bắp, mô tế bào và enzyme trong cơ thể. Protein cũng giúp tăng cường sức mạnh và sự phục hồi của cơ thể.
  • Canxi: Một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và củng cố hệ xương và răng. Canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong chức năng cơ bắp, hệ thần kinh và ổn định huyết áp.
  • Sắt: Sò huyết cung cấp một lượng sắt đáng kể – một chất cần thiết cho sự hình thành hồng cầu và cung cấp oxy trong cơ thể. Sắt cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
  • Vitamin B12: Sò huyết chứa vitamin B12, một loại vitamin thiết yếu cho chức năng thần kinh, tạo máu và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin B12 cũng có tác dụng tăng cường năng lượng và giảm căng thẳng.
  • Omega-3: Đây là một loại axit béo có nhiều trong sò huyết, có lợi cho sức khỏe tim mạch, chức năng não bộ và giảm nguy cơ viêm nhiễm. Omega-3 cũng có thể giúp cải thiện tâm trạng và hỗ trợ sự phát triển não bộ.

Giải đáp bầu ăn sò huyết được không?

Mặc dù là 1 loại hải sản chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và cũng rất ngon miệng. Nhưng liệu mẹ bầu ăn sò huyết được không? Câu trả lời được các chuyên gia thông tin như sau:

Bầu 3 tháng đầu

Lời khuyên cho mẹ bầu 3 tháng đầu là không nên ăn sò huyết. Mặc dù sò huyết giàu dinh dưỡng nhưng đây là động vật sống trong bùn nước có khả năng nhiễm nhiều loại vi khuẩn có hại khiến tiêu hoá của mẹ bị ảnh hưởng, dễ ốm nghén. Nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa sẽ rất cao. Hoặc 1 số những trường hợp, nếu mẹ bầu có cơ địa dễ bị dị ứng thì có thể gây ra 1 số tình trạng khó chịu như ngứa mũi, nổi mề đay, đỏ bừng mặt,…

Bầu sau 3 tháng

Trong giai đoạn này, thai nhi đã phát triển tương đối, mẹ cũng đã thích nghi được với những thay đổi của cơ thể. Tình trạng ốm nghén cũng giảm bớt. Do đó, mẹ bầu có thể ăn một số món từ sò huyết nhưng phải đảm bảo sò huyết được chế biến đúng cách và nấu chín.

Bên cạnh đó, bạn cần chọn sò huyết tươi ngon và chế biến đủ nhiệt để đảm bảo an toàn dinh dưỡng cho bạn và thai nhi. Nấu chín sò huyết giúp loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn từ vi khuẩn và chất ô nhiễm có thể có.

Xem thêm: Bà bầu có được ăn đu đủ xanh?

Những lợi ích tuyệt vời khi mẹ bầu ăn sò huyết

Theo những khuyến cáo, trong thời kỳ mang thai, việc bổ sung sò huyết vào khẩu phần ăn đúng thời điểm và đúng lượng an toàn sẽ mang lại cho mẹ bầu những lợi ích sức khỏe tuyệt vời sau đây:

Phòng chống tình trạng thiếu máu

Sò huyết giúp mẹ bầu phòng chống tình trạng thiếu máu
Sò huyết giúp mẹ bầu phòng chống tình trạng thiếu máu

Sò huyết là nguồn cung cấp khoáng chất sắt rất lớn, tương đương với hơn 300% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Sắt là yếu tố quan trọng để tăng sản xuất tế bào hồng cầu trong máu, giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu trong thai kỳ.

Hỗ trợ củng cố xương chắc khỏe

Như đã nói ở trên, ò huyết là một nguồn canxi phong phú, giúp bổ sung lượng canxi thiếu hụt trong thai kỳ. Điều này giúp xương của mẹ bầu phát triển chắc khỏe, tăng sự kết nối giữa các khớp xương và giảm cơn đau nhức thường gặp khi mang bầu.

Bổ sung protein cho cơ thể

Protein tham gia vào quá trình hình thành và tái tạo các mô, kích thích sản sinh enzym và hormone trong cơ thể, giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Giúp giảm nguy cơ sinh non

Sò huyết giúp giảm nguy cơ sinh non
Sò huyết giúp giảm nguy cơ sinh non

Sò huyết chứa một lượng lớn kẽm, khoảng hơn 80mg trên một đơn vị thể tích. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia và tăng trưởng tế bào, đặc biệt trong giai đoạn phát triển thai nhi. Từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ sinh non và nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân hơn mức bình thường.

Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở

Việc bổ sung kẽm từ sò huyết không chỉ ngăn tình trạng sinh non mà còn giúp ngăn ngừa các biến đổi trong AND, từ đó giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở trẻ khi sinh ra.

Xem thêm: Bà bầu có được uống Panadol?

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi ăn sò huyết?

Mẹ bầu cầu lưu ý một số điều sau đây để tối ưu hóa lợi ích dinh dưỡng cũng như đảm bảo an toàn khi ăn sò huyết trong thời gian mang bầu:

Lựa chọn sò huyết tươi ngon

Nên lựa chọn sò huyết tươi ngon
Nên lựa chọn sò huyết tươi ngon

Bạn nên chọn sò huyết tươi ngon để đảm bảo chất lượng và giảm nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn gây hại. Chọn sò huyết có vỏ mềm, không bị vỡ, và mùi hương tươi mát. Tránh sử dụng sò huyết đã hỏng hoặc hết hạn sử dụng.

Mua sò ở đơn vị cung cấp uy tín

Mua sò huyết ở các nguồn cung cấp uy tín như các hệ thống siêu thị lớn. Tránh tiếp xúc với sò huyết từ các nguồn không rõ nguồn gốc hoặc từ các vùng biển bị ô nhiễm. Sò huyết từ những vùng biển ô nhiễm có thể chứa các chất độc hại như kim loại nặng hoặc các loại vi khuẩn.

Phương pháp chế biến

Làm sạch sò huyết một cách kỹ lưỡng
Làm sạch sò huyết một cách kỹ lưỡng

Nên chế biến sò huyết đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hãy đảm bảo sò huyết được làm sạch và nấu chín kỹ để giảm nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn và tác nhân gây bệnh.

Không ăn quá nhiều sò huyết

Mặc dù sò huyết có nhiều lợi ích dinh dưỡng, nhưng không nên sử dụng sò huyết trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bạn cần duy trì một chế độ ăn đa dạng và cân bằng, bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo nhận đủ các dưỡng chất cần thiết.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ

Trước khi bắt đầu bổ sung sò huyết vào chế độ ăn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của bạn, từ đó đưa ra lời khuyên cụ thể và an toàn về việc ăn sò huyết.

Món ăn mẹ bầu nên tránh đặc biệt vào 3 tháng đầu

3 tháng đầu mang thai là thời kỳ vô cùng nhạy cảm và cần chăm sóc sức khỏe chu đáo hơn. Vì thế vấn đề ăn uống cũng rất cần được quan tâm. Mẹ không nên ăn những món ăn sau:

Món ăn mẹ bầu nên tránh
Món ăn mẹ bầu nên tránh
  • Hải sản có nguy cơ chứa thủy ngân cao sẽ ảnh hưởng đến thần kinh và sự phát triển của thai nhi. Tránh ăn cá kiếm, cá kình, cá ngừ, cá mập, cá thu,…
  • Một số loại củ quả mọc mầm chứa nhiều vi khuẩn gây ngộ độc như Listeria, Salmonella, Solanine, E. Coli,….
  • Không dùng chất kích thích, đồ uống có cồn: Gây hại cho thai nhi và cơ thể của mẹ. Tăng nguy cơ sẩy thai và dị tật bẩm sinh.
  • Đồ uống có ga, chứa caffeine: Lượng đường hóa học và caffeine có trong các loại đồ uống tăng nguy cơ tiểu đường cho mẹ trong thời gian mang thai. Đây là 1 trong những căn bệnh mẹ tuyệt đối nên tránh mắc phải khi mang thai vì ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé (đặc biệt là của người mẹ).
  • Thịt chế biến sẵn: Tránh ăn đồ hộp, đồ được chế biến sẵn,… Rất có thể chúng chứa những vi khuẩn như Listeria khiến mẹ bầu bị sảy thai, rất nguy hiểm.

Bài viết vừa cập nhật những thông tin liên quan đến vấn đề bầu ăn sò huyết được không. Hy vọng sẽ giúp bạn có nhiều mẹo chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn luôn vui và khỏe mạnh.

Nguồn: https://sacngockhang.com/