Có nhiều trường hợp người Việt Nam chuyển sang định cư ở nước ngoài, muốn nhập quốc tịch nước ngoài mà vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, hay người đã có quốc tịch nước ngoài mà vẫn muốn giữ quốc tịch của họ và nhập quốc tịch Việt Nam có được không? Nếu Việt Nam cho phép đa quốc tịch thì tối đa công dân Việt Nam được mang bao nhiêu quốc tịch?
Công dân Việt Nam được mang tối đa bao nhiêu quốc tịch?
Theo Điều 1 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 quy định Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 quy định quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.
Theo Điều 4 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 quy định Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Như vậy, công dân Việt Nam vẫn có thể đa quốc tịch.
Theo quy định tại Luật quốc tịch Việt Nam 2008, người mang quốc tịch Việt Nam có thể mang tối đa thêm 01 quốc tịch nữa. Cụ thể các trường hợp công dân Việt Nam được phép có hai quốc tịch sẽ được nêu rõ ở phần tiếp theo sau đây.
Các trường hợp công dân Việt Nam có hai quốc tịch
1) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn quốc tịch Việt Nam
Theo Khoản 2 Điều 13 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 sửa đổi 2014 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật quốc tịch Việt Nam 2008 có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Xem thêm : NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ VỀ GIẾNG NƯỚC CHUẨN PHONG THỦY
2) Được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài
– Theo Khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định, người nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài trong các trường hợp:
Xem thêm : Thu ngân sách nhà nước là gì? Nguyên tắc phân cấp thu ngân sách
+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Theo Điều 9 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định, người xin nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài và trình Chủ tịch nước xem xét nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
+ Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
+ Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.
+ Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, người có quốc tịch nước ngoài vẫn có thể nhập quốc tịch Việt Nam mà không mất quốc tịch nước ngoài nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
3) Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài
– Theo Khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định, người được trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
Xem thêm : Thu ngân sách nhà nước là gì? Nguyên tắc phân cấp thu ngân sách
+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Theo Điều 14 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài và trình Chủ tịch nước xem xét nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
+ Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
+ Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng.
+ Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, người trước đây có quốc tịch Việt Nam nhưng đã chuyển sang quốc tịch nước ngoài thì vẫn có thể xin trở lại quốc tịch Việt Nam, đồng thời vẫn giữ song song với quốc tịch nước ngoài nếu thuộc một trong các trường hợp trên.
4) Trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi
Theo Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định:
Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, trong trường hợp trẻ em là người mang quốc tịch Việt Nam được công dân nước ngoài nhận nuôi thì pháp luật Việt Nam vẫn cho phép trẻ em mang hai quốc tịch.
Tóm lại, Nhà nước Việt Nam hiện nay công nhận công dân Việt Nam có tối đa hai quốc tịch. Đồng thời, việc mang hai quốc tịch này phải nằm trong các trường hợp được pháp luật quy định là cho phép.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 22/04/2024 05:35
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…
12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…
Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…
Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…
4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, thất bại trong đầu tư vào…