Categories: Tổng hợp

Đạp đinh không chích ngừa có sao không? Cách sơ cứu vết thương do đạp đinh

Published by

Đinh là một vật dụng thường được sử dụng trong công việc hàng ngày. Đinh được làm bằng kim loại, sắt… và có kích thước khá nhỏ nên nên dễ bị dẫm đạp phải nếu không được để gọn gàng. Vậy sau khi đạp đinh không chích ngừa có sao không? Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Nhận biết vết thương do đạp phải đinh

Vết thương được gây ra do đạp phải đinh thường có cảm giác đau nhức và xuất huyết. Sau đó, vết thương bắt đầu xuất tiết ra mủ, trở nên sưng đỏ và có thể bị bầm tím xung quanh.

Đau nhức là triệu chứng thường gặp ở vết thương được gây ra bởi dẫm phải đinh

Những vết thương xuất hiện do đạp phải đinh sẽ dễ bị nhiễm trùng nếu không được xử lý đúng cách. Do vậy, để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng xảy ra, vết thương do đạp đinh cần tiến hành các biện pháp xử lý thích hợp. Vậy đạp đinh không chích ngừa có sao không?

Đạp đinh không chích ngừa có sao không?

Đạp đinh không chích ngừa có sao không đang là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo đó, khi dẫm đạp phải đinh bị rỉ sét sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm phải nha bào với tỷ lệ rất cao nếu trước đó chưa tiêm phòng vaccine phòng bệnh uốn ván.

Vaccine uốn ván được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên tiêm nhắc lại sau mỗi 5 – 10 năm để có thể duy trì được hiệu lực bảo vệ hoặc bạn nên tiêm phòng vaccine uốn ván trong vòng 24 giờ đầu tính từ thời điểm bị thương do đạp phải đinh. Vậy, đạp đinh không chích ngừa có sao không? Câu trả lời là bạn có nguy cơ cao mắc phải một căn bệnh uốn ván nguy hiểm.

Bệnh uốn ván còn có tên gọi khác là phong đòn gánh, là căn bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này tồn tại ở khắp mọi nơi và xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết thương hở, thậm chí là các vết thương nhỏ như trầy xước da, đạp phải đinh, đạp gai hoặc bị dẫm… Ngoài ra, bệnh uốn ván có thể phát triển nếu bạn mắc phải một số bệnh lý nội khoa như viêm tai giữa, loét da, sâu răng, viêm nhiễm tai bị chảy mủ… Kể cả trường hợp chị em phụ nữ cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này khi tiến hành nạo phá thai tại các cơ sở y tế không uy tín và kém chất lượng.

Vi khuẩn uốn ván thường phát triển trong điều kiện môi trường thiếu oxy tại vết thương, sau đó chúng sẽ giải phóng ra độc tố Tetanospasmin vào máu và tấn công vào hệ thần kinh cơ khiến cho người bệnh bị co cứng cơ, đồng thời xuất hiện các cơn co giật. Tình trạng nghiêm trọng nhất là co thắt cơ hô hấp, có thể khiến bệnh nhân bị ngừng thở và dẫn đến tử vong.

Bên cạnh tình trạng co cơ, mắc phải bệnh uốn ván còn phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác như đau nhức đầu, sốt cao và cơ thể mệt mỏi. Đôi khi, bệnh nhân còn cảm thấy bị nóng rát khi đi tiểu. Đây đều là những dấu hiệu sức khỏe đáng báo động nên bạn cần đến bệnh viện thăm khám và tiêm phòng vaccine uốn ván ngay khi đạp phải đinh nhằm phòng ngừa bệnh uốn ván.

Đạp đinh không chích ngừa có sao không

Sơ cứu vết thương do đạp phải đinh

Để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng khi đạp phải đinh và phục hồi nhanh chóng, cần thực hiện các bước cấp cứu cần thiết và đúng cách như sau:

  • Vệ sinh vết thương: Ngay sau khi đạp phải đinh, bạn hãy vệ sinh sạch vết thương ngay lập tức bằng cách ngâm vết thương vào trong nước ấm có pha thêm xà phòng trong khoảng 15 phút nhằm loại bỏ sạch bụi bẩn. Sau đó, dùng một chiếc khăn mềm sạch để lau sạch vết thương. Nếu vết thương có chảy máu thì vi khuẩn đã được loại bỏ trong quá trình này.
  • Gỡ bỏ phần da xung quanh vết thương: Phần lớp da xung quanh vết thương có thể sẽ gây cản trở cho quá trình thoát nước cũng như loại bỏ bụi bẩn ra khỏi vết thương. Vì vậy, hãy sử dụng kéo đã được rửa sạch và khử trùng bằng cồn để cắt bỏ đi lớp da đó.
  • Dùng kem chống vi khuẩn: Sau cùng, bạn hãy bôi một lớp kem chống vi khuẩn lên trên vết thương và băng bó lại. Vết thương cần được vệ sinh và bôi kem chống vi khuẩn 12 tiếng/lần trong vòng 2 ngày.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Vết thương được gây ra bởi đạp phải đinh có thể gây đau nhức. Do đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc paracetamol.

Theo các bác sĩ, trong trường hợp vết thương do đạp đinh bị sưng đỏ và chảy dịch thì nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao, lúc này người bệnh cần chích ngừa uốn ván ngay.

Không ít người thường rất chủ quan, không coi trọng các vết thương do các vật nhọn như gai nhọn, dị vật, mảnh thuỷ tinh… mà không lường trước được những hậu quả nghiêm trọng của vi khuẩn uốn ván gây ra.

Một số người còn quan niệm rằng chỉ tiêm phòng uốn ván khi dẫm phải đinh vì cho rằng vi khuẩn uốn ván chỉ có trong đinh sắt rỉ. Đây là một quan niệm sai hoàn toàn, bởi vi khuẩn có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta nên chỉ với một vết thương nhỏ bạn cũng có thể nhiễm phải vi khuẩn uốn ván.

Uốn ván là bệnh lý cấp tình với tỷ lệ tử vong từ 25 – 90%. Do vậy, bạn nên đến cơ sở y tế để tiêm phòng uốn ván khi dẫm đạp phải đinh hay vật nhọn.

Hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau khi vết thương do đạp đinh bị đau nhức

Biện pháp phòng tránh nguy cơ khi đạp phải đinh

Tiêm phòng vaccine uốn ván là biện pháp phòng tránh bệnh uốn ván đơn giản và hiệu quả khi đạp phải đinh. Hiện nay, giá thành của một mũi vaccine phòng uốn ván dao động khoảng 100.000 đồng và có sẵn tại các cơ sở y tế nên rất tiện lợi cho người dân.

Nếu trước đây chưa từng chích ngừa uốn ván thì bạn sẽ được tiêm 3 mũi vaccine cơ bản. Mũi thứ hai sẽ được tiêm sau mũi thứ nhất một tháng và mũi thứ 3 sẽ được tiêm cách mũi thứ 2 sau 6 – 12 tháng. Điều này đảm bảo cho khả năng phòng ngừa bệnh uốn ván trong vòng 5 năm.

Sau 5 năm, bạn có thể tiêm mũi vaccine uốn ván thứ 4 để duy trì miễn dịch và sẽ có hiệu lực trong vòng 10 năm tiếp theo. Sau 10 năm nữa, việc tiêm mũi vaccine uốn ván thứ 5 sẽ giữ được miễn dịch thêm 20 năm nữa.

Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ thì phụ huynh cần đảm bảo cất giữ đinh cùng các vật sắc nhọn khác (dao, kéo) ở những nơi mà trẻ không thể tiếp cận được. Hãy đảm bảo rằng trẻ luôn mang dép hoặc giày khi chơi hoặc vận động ngoài trời.

Đối với người lớn, hãy đảm bảo sử dụng trang phục cũng như điều kiện lao động an toàn để giảm nguy cơ đạp phải đinh hay các vật sắc nhọn khác. Đặc biệt, hãy sử dụng giày bảo hộ được trang bị lớp lót chống làm thủng từ các vật liệu thép hợp kim như đinh, sắt…

Sử dụng giày bảo hộ lao động để phòng tránh nguy cơ đạp phải đinh

Trên đây là một số thông tin về vấn đề đạp đinh không chích ngừa có sao không? Có thể thấy, khi dẫm phải đinh không tiêm phòng vaccine uốn ván có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe, thậm chí là tử vong. Hãy sơ cứu đúng cách và nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Bệnh uốn ván có lây không? Cách phòng tránh
  • Phòng ngừa uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

This post was last modified on 21/04/2024 10:18

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

3 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

3 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

7 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

12 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

12 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

13 giờ ago