Hình thể và đặc tính sinh sống của cà cuống
- Mẹ bầu thèm chua là trai hay gái? Mối liên hệ giữa giới tính con và việc thèm ăn
- Sau 20 tuổi nhổ răng có mọc lại không ?
- 10+ công dụng và các lưu ý khi dùng tinh dầu tràm bạn nên biết
- Tuổi Quý Hợi 1983 bao nhiêu tuổi? mệnh gì? hợp màu gì?
- Phong trào Cần Vương là gì? Nguyên nhân, Đặc điểm, Diễn biến và Ý nghĩa
Cà cuống hay còn được gọi là đà cuống, sâu quế, long sắt, đây là một loại côn trùng dễ dàng tìm thấy ở nước ta. Loài này thường sinh sống ở dưới nước tại các ruộng sâu hay hồ ao, sông lạch. Cà cuống có tên gọi khoa học là Belostoma indica Vitalis.
Bạn đang xem: Tác dụng của cà cuống là gì?
Cà cuống có phần mình dài từ 7-8 cm, bề rộng khoảng 3cm và toàn thân có màu nâu đậm, phần rìa xung quanh thân có màu cánh gián và nhiều vạch đen trên thân. Cà cuống có phần đầu nhỏ, hai mắt tròn và có kích thước to so với phần đầu. Miệng của cà cuống được cấu tạo như một ngòi nhọn để hút thức ăn. Thức ăn của cà cuống chính là trứng cá và các loài nhuyễn thể. Người ta thường bắt cà cuống vào tháng 10 âm lịch sau vụ gặt lúa ở ruộng, hồ ao.
Tinh dầu cà cuống
Ở phần bụng cà cuống thì có màu vàng nhạt và lông mịn, phần cánh nửa mềm nửa cứng.
Ngoài việc bắt cà cuống để chế biến các loại thực phẩm thì người ta còn lấy tinh dầu cà cuống để chữa bệnh.
Xem thêm : Mức lương công an, quân đội mới ra trường có cao không?
Ở dưới ngực của loài động vật này, ngay vùng gần với lưng có hai ống nhỏ dài 2-3cm, rộng 2-3mm gọi là bọng cà cuống, đây là nơi chứa tinh dầu và chỉ có ở cà cuống đực mới phát triển.
Tinh dầu cà cuống được lấy bằng cách úp bụng cà cuống xuống phía dưới, lưng lên trên. Tiếp theo, lấy một que tre đầu được vót nhọn rạch ngang lưng nơi tiếp giáp với ngực, vị trí này nằm ngang đôi chân thứ ba. Sau khi rạch ngang vị trí này thì gập bụng cà cuống xuống để hai bọng dầu cà cuống bộc lộ lên phía trên. Dùng đầu tre vác nhọn để lôi hai bọng dầu cà cuống này ra. Càng nhiều bọng thì nên chích bọng ra, lấy phần tinh dầu, nếu để bọng lại thì lâu ngày tinh dầu cà cuống sẽ bị hôi.
Sau khi lấy thì tinh dầu cà cuống sẽ được bảo quản trong lọ nhỏ, nút kín. Tinh dầu cà cuống là một dạng chất lỏng không màu như nước lọc, để ngoài không khí rất dễ bị bay hơi. Trung bình một con cà cuống có kích thước tiêu chuẩn sẽ cho được 0,02ml. Sau khi lấy được tinh dầu thì cà cuống sẽ được loại bỏ phần cánh, chân và cho vào nồi hấp cách thủy, hoặc xào với mỡ để ăn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp