Categories: Tổng hợp

Các loại bánh mì được ăn trong đẻ mổ

Published by

Cơm cữ đòi hỏi phải đầy đủ các chất dinh dưỡng để mẹ bỉm sau sinh hồi phục sức khỏe, có sữa dồi dào cho con bú. Bánh mì là món ăn được nhiều chị em yêu thích nhưng đẻ mổ ăn bánh mì được không vẫn là băn khoăn chung của nhiếu sản phụ. Nếu bạn cũng có chung thắc mắc này mà chưa được giải đáp, hãy xem ngay bài viết của Thu Cúc TCI

1. Bánh mì có nhiều chất dinh dưỡng không?

Bánh mì là món ăn “quốc dân” của rất nhiều người, trong đó có mẹ bỉm sau sinh. Với hương vị thơm ngon, tính tiện lợi và dễ dàng mua ở bất cứ đâu, rất nhiều chị em yêu thích món ăn này nhưng lại băn khoăn sau đẻ mổ có được ăn bánh mì được không?

Chúng ta cùng phân tích 1 chút về giá trị dinh dưỡng của bánh mì trước khi đi vào trả lời chi tiết câu hỏi trên.

– Tinh bột: Bánh mì được làm chủ yếu bởi bột mì hoặc bột mì nguyên cám. Khi ăn bánh mì bạn sẽ nạp 1 lượng lớn tinh bột vào người, vô tình kéo theo làm tăng hàm lượng đường.

– Chất xơ: Bánh nguyên cám có nhiều chất xơ hơn bánh trắng, nhưng lượng chất xơ là không đáng kể.

– Protein: Bánh mì cung cấp lượng nhỏ protein cần thiết cho sự phát triển cơ bắp.

– Vitamin, khoáng chất: Bánh mì chứa một số vitamin nhóm B, sắt, canxi… đặc biệt bánh trắng cung cấp nhiều vitamin B9.

Có thể nói bánh mì cung cấp chủ yếu tinh bột cho cơ thể con người, các loại chất khác gần như rất ít.

2. Đẻ mổ ăn bánh mì được không?

Chế độ dinh dưỡng sau sinh cho mẹ bỉm rất chú trọng đến việc đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì thế mà đẻ mổ có được ăn bánh mì được không làm các mẹ băn khoăn, vì đây là món ăn yêu thích nhưng lại sợ không đủ chất trong sữa cho con.

Theo như phân tích 1 số thành phần dinh dưỡng của bánh mì bên trên, có thể thấy việc ăn bánh mì sau sinh là không đủ dưỡng chất cần thiết.

Bánh mì chủ yếu là tinh bột. Ăn nhiều tinh bột có thể làm ăng lượng insulin trong máu. Nếu mẹ sau khi sinh thường xuyên ăn bánh mì, lượng insulin trong máu có thể tăng đột ngột và gây rối loạn trong quá trình điều tiết đường huyết của mẹ.

Ngoài ra, tinh bột cũng làm cho mẹ khó tiêu hóa, không tốt đến hệ tiêu hóa còn yếu sau quá trình phẫu thuật. Trong thời gian này bạn nên ưu tiên ăn đồ ăn dạng lỏng để dễ tiêu.

Vì thế, sau khi sinh con bằng phương pháp mổ bạn nên hạn chế ăn bánh mì trong khoảng 2,3 tháng đầu. Nếu bạn muốn ăn bánh mì sau khi sinh mổ thì có thể chọn các loại bánh mì nguyên cám, có kẹp thịt hoặc pate, trứng, rau xanh để tăng cường hàm lượng dinh dưỡng cho bữa ăn.

3. Thực phẩm bà bầu nên ăn sau sinh mổ

3.1. Thịt bò đỏ

Sinh mổ làm tăng nguy cơ thiếu máu và suy nhược ở phụ nữ sau sinh do mất máu. Thịt bò đỏ là lựa chọn tốt trong việc phục hồi sức khỏe:

Thịt bò đỏ giàu sắt, giúp ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, đau đầu. Đồng thời, hàm lượng sắt có trong thịt bò đỏ rất dễ hấp thu với mẹ bầu, vì thế mẹ bầu ăn thịt bò đỏ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, thịt bò đỏ còn giàu kẽm, vitamin B và magie là những chất tốt cho hệ tiêu hóa. Với những mẹ bầu sau sinh mổ, hệ tiêu hóa còn kém, cơ thể hấp thu không tốt thì thịt bò sẽ là sự lựa chọn tốt cho bữa cơm cữ giàu dinh dưỡng.

3.2. Trái cây

1 nhóm thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm cữ hàng ngày đó chính là trái cây. Thay vì các mẹ băn khoăn đẻ mổ ăn bánh mì được không thì hãy ăn thật nhiều trái cây để bổ sung 1 lượng Vitamin dồi dào cho cơ thể, đặc biệt là Vitamin C.

Sau khi sinh nở, đặc biệt là đẻ mổ sức khỏe của người mẹ chưa thể phục hồi hoàn toàn, kéo theo sức đề kháng yếu hơn bình thường. Vì thế mẹ bỉm sữa nên ăn các loại trái cây giúp tăng cường đề kháng, hồi phục sức khỏe như cam, quýt, bưởi, nho,..

Ngoài ra, hoa quả còn chứa nhiều chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa đã bị “đình trệ” của các sản phụ sinh mổ. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên chị em phụ nữ sau sinh mổ nên ăn nhiều hoa quả để nhanh hồi phục sức khỏe hơn.

Hơn nữa, các loại trái cây như chuối tiêu, dứa, lựu, xoài còn có tác dụng giúp mẹ bỉm “gọi sữa” về sớm, dồi dào để con yêu có đủ sữa mẹ trong giai đoạn đầu đời.

3.3. Rau xanh

Tương tự như trái cây, rau xanh cũng là nguồn dinh dưỡng cung cấp chất xơ và Vitamin dồi dào cho cơ thể. Những mẹ bầu sau đẻ mổ rất dễ bị táo bón, trĩ do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng sau quá trình sinh nở, can thiệp phẫu thuật. Vì thế mẹ bầu nên bổ sung nhiều rau xanh trong chế độ dinh dưỡng của mình để sớm hồi phuc sức khỏe.

1 số loại rau mà mẹ bỉm sữa sau đẻ mổ có thể ăn như: rau chân vịt, rau cải, khoai lang, quả bầu, rau chùm ngây, măng tây,… Các loại rau xanh trên không chỉ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình liền vết mổ và tăng cường tiết sữa sau sinh cho sản phụ.

Để tránh nhàm chán, bạn nên đa dạng chế biến các thực phẩm, đổi món rau liên tục hàng ngày để ăn được nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng 1 ngày.

3.4. Các loại ngũ cốc lợi sữa

Ở phương Tây, các bà mẹ sau sinh thường sử dụng ngũ cốc trong khẩu phần ăn của mình. Lý do là bởi 1 số loại hạt ngũ cốc chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng tương đương với nhiều loại rau củ quả khác gộp lại.

Trong các loại hạt ngũ cốc như yến mạch, hạt điều, hạnh nhân, macca, lúa mạch,… có chứa nhiều chất xơ, protein thực vật, chất béo, Vitamin và 1 số vi chất khác giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ kích thích tiết sữa, cơ thể giải phóng các chất làm giảm đi cảm giác căng thẳng, trầm cảm sau sinh rất tốt.

Các loại hạt ngũ cốc lợi sữa mẹ có thể ăn trực tiếp hoặc nấu thành sữa, ăn cùng sữa chua đều ngon miệng và tốt cho sức khỏe.

4. Các thực phẩm mẹ bầu nên kiêng tránh sau sinh

Sau khi sinh, việc lựa chọn khẩu phần ăn uống của mẹ đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sữa mẹ. Mẹ ăn uống như thế nào sẽ đều truyền chất đến sữa, khi con bú có thể mau tăng cân hoặc chậm phát triển, ảnh hưởng sức khỏe.,

Vì thế mẹ bỉm sữa sau sinh nên cần cẩn trọng khi lựa chọn chế độ dinh dưỡng trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ:

– Cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa caffein như cà phê, trà. Caffein của đồ uống có thể truyền vào sữa mẹ, làm cho cả mẹ và bé đều bị mất ngủ.

– Rượu bia cũng là thực phẩm mẹ cần tránh xa bởi chúng có thể làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con trẻ. Thực tế cho thấy các mẹ bỉm uống rượu trong thời gian gần cho con bú có thể làm đứa trẻ có vấn đề liên quan đến: chậm kĩ năng vận động tâm lý, hệ thần kinh trung ương,..

– Cần cẩn trọng với hải sản có nhiều thủy ngân như cá hồi, cá ngừ, vì chúng có nguy cơ tiềm ẩn độc tính cho cả mẹ và bé.

– Nên tránh thực phẩm chứa nhiều hóa chất bảo quản và phẩm màu, vì chúng có thể gây dị ứng cho mẹ và khi đi vào sữa mẹ cũng gây bất lợi cho sức khỏe em bé.

– Mẹ cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều chất béo và đường, vì chúng có thể gây tác động xấu đến cân nặng và chất lượng sữa mẹ.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cần được nghiên cứu và cân nhắc 1 cách kĩ lưỡng để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong nguồn sữa nuôi con. Còn vấn đề “Mẹ bầu đẻ mổ ăn bánh mì được không?” đã được bài viết cung cấp thông tin bên trên. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ kịp thời.

This post was last modified on 08/03/2024 21:33

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

4 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

4 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

7 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

12 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

12 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

14 giờ ago