Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 10: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

– Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi là công việc rất quan trọng, có ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi.

– Nuôi dưỡng là cung cấp cho vật nuôi đủ chất dinh dưỡng (chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất), đủ lượng, phù hợp với từng giai đoạn và từng đối tượng.

Hình 10.1. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

Chăm sóc là quá trình con người thường xuyên quan tâm tới vật nuôi như tạo ra môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…. ) trong chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ,… để vật nuôi được sống thoải mái, khoẻ mạnh và cho nhiều sản phẩm chăn nuôi nhất

Khi vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt chúng sẽ khoẻ mạnh, lớn nhanh, ít bị bệnh, cho nhiều sản phẩm (thịt, trứng, sữa,…) chất lượng cao; người chăn nuôi có lãi và con vật được đảm bảo phúc lợi động vật.

Đặc điểm chung của vật nuôi non là

– Khả năng điều tiết thân nhiệt chưa tốt, dễ bị tác động bởi sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.

– Chức năng của một số hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ bị mắc bệnh.

Vì vậy, quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non cần chú ý những biện pháp sau:

– Giữ ấm cho vật nuôi, chăm sóc chu đáo.

– Chuồng nuôi phải luôn được làm về sinh sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng, yên tĩnh.

– Cho con non bù sữa đầu của mẹ càng sớm càng tốt.

– Tập cho vật nuôi non ăn sớm thức ăn đủ dinh dưỡng để bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong sữa mẹ.

– Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng sớm.

vai tro cua nuoi duong va cham soc vat nuoi 1

Hình 10.2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non

Vật nuôi đực giống là con vật được nuôi để phối giống trực tiếp với con cái hay thụ tinh nhân tạo. Mỗi con đực thường dùng phối giống cho hàng chục, thậm chỉ là hàng trăm con cái nên chúng có vai trò hết sức quan trọng.

Đề vật nuôi đực giống có khả năng phối giống tốt và cho ra đời sau có chất lượng cao thi cần phải chọn lọc kĩ và quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc đực giống cần chú ý những biện pháp sau:

– Cho ăn thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm.

– Cho ăn vừa đủ để chúng không quá béo, quá gầy

– Chuồng nuôi rộng rãi, phù hợp, vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

– Tắm chải và vận động thường xuyên.

– Khai thác tinh hay cho giao phối khoa học.

Hinh 10 3 Bien phap nuoi duong va cham soc vat nuoi giong

Hình 10.3. Biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống

Vật nuôi cái sinh sản là các con cái được nuôi để đẻ con (với gia súc) hay đẻ trứng (với gia cầm). Việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái sinh sản có ý nghĩa quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đàn con.

Mỗi gia súc cái sinh sản đều phải trải qua ba giai đoạn là hậu bị, chửa và đẻ con gia cầm mái thì qua hai giai đoạn là hậu bị và đẻ trứng. Trong mỗi giai đoạn này. chúng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau và cần được chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp.

Hinh 10 4 Bien phap nuoi duong va cham soc vat nuoi cai sinh san

Hình 10.4. Biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản

Giai đoạn hậu bị là giai đoạn từ khi vật nuôi cai sữa đến khi phối giống lần đầu (gia súc). giai đoạn từ 2 tháng tuổi đến khi vào đẻ (gia cầm). Cho vật nuôi hậu bị ăn ít hơn so với nhu cầu để chúng không quá béo và sẽ đẻ tốt. Với gia cầm, ngoài hạn chế ăn còn phải hạn chế ánh sáng để chúng không đẻ quả sớm khi cơ thể còn quá bé Giai đoạn có chửa (mang thai) cần cho ăn vừa đủ để bào thai phát triển tốt, có khối lượng vừa phải, cho ra nhiều con non tốt. Con cái không được quá béo hoặc quá gầy.

(Hình 10.5a). Giai đoạn đẻ và nuôi con (tiết sữa) cần được cho ăn tự do theo nhu cầu để chúng tiết sửa được nhiều nhất, gia cầm đẻ nhiều trứng nhất (Hình 10.5b).

Hinh 10 5 Giai doan mang thai a Va nuoi con o bo b

Hình 10.5. Giai đoạn mang thai (a) và nuôi con ở bò (b)

Thời gian mang thai của một số vật nuôi.

+ Thỏ khoảng 29 – 31 ngày

+ Mèo khoảng 60 – 63 ngày

+ Chó, khoảng 58 – 68 ngày

+ Lợn: khoảng 113 – 115 ngày

+ Dê khoảng 145 – 157 ngày

+ Bò khoảng 280 – 283 ngày

+ Trâu: khoảng 315 – 320 ngày