Ngày 03/07/2020 Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành Thông tư số 13/2020/TT-BTTTT Quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/08/2020 và thay thế Thông tư số 16/2014/TT-BTTTT ngày 18/11/2014.
Theo Điều 3 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT, các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định bao gồm 07 công đoạn, cụ thể như sau:
Bạn đang xem: Quy định mới về quy trình sản xuất phần mềm
1. Xác định yêu cầu: Xây dựng và hoàn thiện ý tưởng về phần mềm: các đặc tính, ngữ cảnh sử dụng phần mềm. Từ đó phân tích nghiệp vụ, điều chỉnh quy trình (nếu có) và thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu để xây dựng hoàn chỉnh đối với sản phẩm phần mềm.
2. Phân tích và thiết kế: Đặc tả yêu cầu và thiết lập bài toán phát triển, lựa chọn các kỹ thuật được thực hiện để tối ưu hóa giải pháp. Tiến hành mô hình hóa dữ liệu, chức năng và các luồng thông tin. Từ đó thiết kế hệ thống phần mềm (dữ liệu, kiến trúc, đơn vị, mô đun, bảo mật, an toàn cho đến giao diện trải nghiệm của người dùng).
3. Lập trình, viết mã lệnh: Thực hiện viết chương trình phần mềm; lập trình các đơn vị, mô đun phần mềm; chỉnh sửa, tùy biến, tinh chỉnh và tích hợp các đơn vị phần mềm, tích hợp hệ thống phần mềm.
4. Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm: Tiến hành xây dựng các kịch bản kiểm tra, thử nghiệm các đơn vị, mô đun phần mềm; kiểm thử hệ thống phần mềm, chức năng phần mềm, chất lượng phần mềm, bảo mật an toàn thông tin cho phần mềm; xác định thỏa mãn yêu cầu khách hàng và tiến hành nghiệm thu phần mềm.
5. Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm phần mềm: Xây dựng tài liệu mô tả sản phẩm phần mềm, tài liệu hướng dẫn cài đặt (trong trường hợp chuyển giao sản phẩm trọn gói), tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm (cho người sử dụng hoặc người thuê dịch vụ). Đăng ký mẫu mã và quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm phần mềm.
6. Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành sản phẩm phần mềm: Tiến hành chuyển giao (trọn gói sản phẩm hoặc quyền sử dụng sản phẩm dưới dạng cho thuê); hướng dẫn cài đặt sản phẩm phần mềm (trường hợp chuyển giao sản phẩm trọn gói); triển khai cài đặt sản phẩm phần mềm (trên hệ thống của khách hàng trong trường hợp chuyển giao trọn gói hoặc trên hệ thống cung cấp dịch vụ trong trường hợp cho thuê sản phẩm phần mềm); Đào tạo, hướng dẫn (người sử dụng hoặc người thuê dịch vụ). Kiểm tra sản phầm phần mềm sau khi bàn giao hoặc sản phẩm phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ; sửa lỗi phần mềm sau khi bàn giao hoặc sản phẩm phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ; hỗ trợ sau bàn giao trong quá trình cho thuê dịch vụ; bảo hành sản phẩm sau bàn giao hoặc trong quá trình cho thuê dịch vụ; bảo trì sản phẩm phần mềm (trên hệ thống của khách hàng hoặc trên hệ thống cho thuê dịch vụ).
7. Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm: Bán, cho thuê, phân phối, phát hành sản phẩm phần mềm tự sản xuất.
Hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp quy định tại Điều 3, Thông tư 13/2020/TT-BTTTT được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình khi đối với sản phẩm đó tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn: Công đoạn 1 (Xác định yêu cầu) hoặc Công đoạn 2 (Phân tích và thiết kế).
Các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm bắt buộc phải có tài liệu chứng minh, cụ thể đối với các công đoạn dưới đây cần một hoặc nhiều tài liệu sau:
1. Công đoạn 1: Xác định yêu cầu
Xem thêm : Hướng dẫn xử lý khi xịt khoáng Vichy bị tắc
– Các bản mô tả cụ thể: phương thức phát triển sản phẩm; đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm; đề xuất, kết quả khảo sát, kết quả làm rõ, hoàn chỉnh yêu cầu đối với sản phẩm; nội dung tư vấn điều chỉnh quy trình; khả năng kiểm soát và các cơ sở để xác nhận sự tuân thủ yêu cầu của sản phẩm
– Biên bản thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu
2. Công đoạn 2: Phân tích và thiết kế
– Các bản mô tả cụ thể: yêu cầu; bài toán phát triển; kỹ thuật phù hợp được thực hiện để tối ưu hóa giải pháp, phân tích về tính đúng đắn và khả năng kiểm tra của phần mềm, phân tích ảnh hưởng của các yêu cầu phần mềm vào môi trường vận hành, liệt kê các yêu cầu được ưu tiên, chấp thuận và được cập nhật khi cần thiết; mô hình dữ liệu, mô hình chức năng, mô hình luồng thông tin; giải pháp phần mềm
– Các bản thiết kế giải pháp; thiết kế hệ thống phần mềm; thiết kế dữ liệu, thiết kế kiến trúc, thiết kế các đơn vị, mô đun thành phần của phần mềm; thiết kế bảo mật, an toàn thông tin cho phần mềm; thiết kế giao diện trải nghiệm khách hàng.
3. Công đoạn 3: Lập trình, viết mã lệnh:
– Một số đoạn mã nguồn chính thể hiện doanh nghiệp có viết mã lệnh phần mềm
– Bản mô tả hệ thống phần mềm đã được tích hợp.
4. Công đoạn 4: Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm
– Kịch bản kiểm tra, thử nghiệm các đơn vị, mô đun phần mềm
– Các bản mô tả: kết quả thử nghiệm phần mềm, kết quả kiểm thử hệ thống phần mềm, kết quả kiểm thử chức năng phần mềm, kết quả thẩm định chất lượng phần mềm; đánh giá khả năng gây lỗi; kết quả kiểm thử bảo mật, an toàn thông tin cho phần mềm
– Xác nhận phần mềm đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Xem thêm : 5 bài hát đám cưới hay và ý nghĩa
– Biên bản nghiệm thu phần mềm
5. Công đoạn 5: Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm
– Bộ tài liệu giới thiệu đầy đủ về sản phẩm phần mềm; hướng dẫn cài đặt (nếu có), hướng dẫn sử dụng sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ
– Bản sao chứng nhận đăng ký mẫu mã (nếu có)
– Bản sao chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (nếu có)
6. Công đoạn 6: Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, bảo trì sản phẩm
– Biên bản hoặc hợp đồng chuyển giao
– Hướng dẫn cài đặt sản phẩm (nếu có)
– Tài liệu đào tạo: nội dung đào tạo, hướng dẫn
– Bản mô tả: kết quả cài đặt phần mềm; hoạt động kiểm tra, sửa lỗi, hỗ trợ, bảo hành sản phẩm phần mềm sau khi bàn giao hoặc sản phẩm phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ; mô tả hoạt động bảo trì phần mềm.
Quý độc giả tham khảo thêm chi tiết Thông tư 13/2020/TT-BTTTT quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm tại trang Cơ sở tri thức kế toán tuvan.webketoan.vn
Biên tập CTV: Nguyễn Thị Thu Hồng
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 26/03/2024 14:18
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…
12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…
Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…
Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…
4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, thất bại trong đầu tư vào…