“Nơi cư trú”, “nơi thường trú”, “nơi tạm trú” là những thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các giấy tờ chứng minh nhân thân của công dân cũng như trong nhiều văn bản pháp luật. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về sự khác nhau giữa các thuật ngữ này.
Dưới đây là phân biệt nơi cư trú, nơi thường trú và nơi tạm trú dựa vào Luật Cư trú 2020
Bạn đang xem: Phân biệt “nơi cư trú”, “nơi thường trú”, “nơi tạm trú”
Khái niệm
Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã
Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Nơi thường trú
Nơi tạm trú
Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú
Là nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú
Thời hạn cư trú
Không có thời hạn
Có thời hạn
Xem thêm : Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai 1939 – 1945
Nơi đăng ký thời hạn cư trú
– Công an xã, phường, thị trấn;
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã
– Công an xã, phường, thị trấn;
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã
Điều kiện đăng ký
Thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có nhà riêng của mình
– Nhập hộ khẩu về nhà người thân: chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý
– Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ
+ Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; .
+ Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
Xem thêm : Toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?
– Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở:
– Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội: được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
– Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động:
+ Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
+ Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
+ Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
Xem thêm: Điều kiện đăng ký thường trú từ 01/7/2021
– Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú
– Sinh sống từ 30 ngày trở lên
Kết quả đăng ký
Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú
Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú
>> Thêm nhiều trường hợp bị xóa đăng ký thường trú từ 01/7/2021
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 18/02/2024 20:51
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024