Những điều cấm kỵ trên được lưu truyền trong nhiều năm. Vậy nó đúng hay sai? Theo các chuyên gia, những điều này thực tế không có cơ sở:
- Gợi ý cách xem chỉ tay nữ đơn giản, dễ hiểu
- Học sinh khá có được giấy khen không? Học sinh tiên tiến có được giấy khen không?
- Phật Di Lặc Hợp Tuổi Nào? Trong 12 Con Giáp Ai Có Thể Thờ Phật Di Lặc
- Kiểm tra định kỳ (KTĐK) và chế độ bảo hành 3 năm hoặc 30.000 km
- 50 triệu gửi ngân hàng Vietcombank lãi suất bao nhiêu?
1. Không thể ăn đồ uống lạnh trong kỳ kinh nguyệt
Bạn đang xem: 3 điều cấm kị khi “đèn đỏ” chị em tin “sái cổ” nhưng đều sai, thậm chí hại sức khỏe
Khi đau bụng kinh, uống nước lạnh thực tế không phải là điều cấm kỵ, từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn uống đồ lạnh sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng đau bụng. Rất nhiều người trong thời kỳ kinh nguyệt ăn đồ lạnh cũng không có vấn đề gì, tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, tình trạng này cũng phụ thuộc vào thể chất của từng người. Một số người khi ăn đồ lạnh thì sẽ có cảm giác làm tăng sự khó chịu. Do vậy, nếu ăn đồ lạnh thấy khó chịu thì không nên ăn, nếu ăn không có phản ứng, thì có thể ăn theo ý muốn.
2. Không được vận động trong kỳ kinh nguyệt
Xem thêm : Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN?
Trong kỳ kinh nguyệt không được vận động? Thực tế bình thường đi bộ, chạy nhảy cũng được coi là vận động, lẽ nào cứ đến kỳ kinh nguyệt chỉ có thể nằm sao? Câu trả lời là không. Trong kỳ kinh nguyệt, vận động thích hợp không chỉ giúp thư giãn tâm trạng, còn giúp thúc đẩy lưu thông máu, thư giãn cơ bắp, nâng cao khả năng chịu đau và thậm chí có tác dụng giảm đau bụng kinh nhất định. Tuy nhiên, vận động trong kỳ kinh nguyệt nên chọn phương pháp đúng cách, giảm cường độ và thời gian vận động, ví dụ như đi bộ hay tập yoga.
3. Không thể gội đầu trong thời kỳ kinh nguyệt
Nhiều phụ nữ luôn nghĩ rằng trong thời gian kinh nguyệt không thể gội đầu, và thậm chí nhiều người còn cho rằng không nên tắm. Điều này là sai lầm bởi khi đến tháng, cơ thể và đặc biệt là “vùng kín” sẽ nhạy cảm hơn, dễ nhiễm khuẩn nên càng cần phải vệ sinh sạch sẽ. Nếu không tắm rửa sạch sẽ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tổn hại sức khỏe.
Trên thực tế, khi bị kinh nguyệt vẫn có thể gội đầu bình thường, nhưng hãy cẩn thận để không bị trúng gió, nhiễm lạnh. Ngay cả khi bạn không muốn tắm, ít nhất hãy vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, sạch trước khi đi ngủ mỗi ngày.
Xem thêm : Nên dùng dầu xả trước hay sau khi gội? Dùng dầu gội và dầu xả đúng cách
Ngoài ra, có nhiều người cho rằng, chu kỳ kinh nguyệt là “tuần lễ vàng” để giảm cân, thời điểm này hiệu quả giảm cân gấp đôi bình thường, thậm chí còn có người nói rằng trong kỳ kinh nguyệt ăn thứ gì cũng không bị tăng cân. Tuy nhiên, đây lại là một hiểu lầm, mọi người không biết rằng, sự trao đổi chất của cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt chỉ nhanh hơn 30% so với bình thường.
Hơn nữa những ngày có kinh, chị em thường mệt mỏi, chuột rút, đau bụng kinh, chướng bụng… nên khá mệt mỏi và mất sức. Đây là thời điểm chị em không muốn ăn uống các bữa chính nhưng lại có tâm lý ăn các bữa phụ nhiều hơn. Những thực phẩm ăn vặt cho các bữa phụ thường có nhiều muối, chất béo không lành mạnh, cộng với việc có kinh nguyệt thì phụ nữ cũng thường không muốn tập luyện và cơ thể gần như bị ngưng rèn luyện, tất cả đều là nguyên nhân khiến bạn gái tăng cân.
Ngoài ra còn có một hiện tượng chung trong thời kỳ kinh nguyệt – rất nhanh đói, điều này cũng tạo ra một ảo tưởng rằng hiệu quả của hệ thống tiêu hóa biến đổi nhanh. Trên thực tế, đó là do các hormone trong cơ thể dao động tương đối lớn, lượng máu mất nhiều, vì vậy rất dễ đói. Khi đó bạn có 7 ngày “mất máu”, đương nhiên cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng để bổ sung lượng máu đã mất đi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp