1. Đối nội là gì?
Đối nội hay cũng chính các chính sách đối nội. Chúng ta sẽ có thể hiểu một cách đơn giản đối nội chính là một trong những quy định được nhà nước đưa ra cụ thể ở trong pháp luật Việt Nam; đối nội sẽ được biểu hiện cụ thể dưới dạng các chính sách, chủ trương, các quy định trong văn bản pháp luật.
- Thầy/cô thực hành xây dựng quy tắc ứng xử và an toàn học đường cho lớp học mình đang phụ trách
- Tuổi Mão hợp màu gì? Mão hợp và kỵ tuổi nào?
- Nguyễn Thúc Thùy Tiên là ai? Tiểu sử, sự nghiệp hoa hậu Thùy Tiên
- Cố định nitơ khí quyển là quá trình? Chức năng sinh thái của nito trong tự nhiên
- Giải thích ý nghĩa nhan đề Lặng lẽ Sa Pa cực hay và ý nghĩa
Những chính sách đối nội này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích chính đó là để có thể đảm bảo việc quản lý đất nước về vấn đề con người, trật tự an ninh xã hội; chính sách đối nội giúp quản lý sự phát triển của nền kinh tế; bên cạnh đó thì các chính sách đối nội cũng góp phần đảm bảo cho chính trị đất nước luôn trong tình trạng ổn định, hạn chế việc xảy ra các hiện tượng về tham nhũng hay những bất công mà từ đó dẫn đến tình trạng biểu tình trong toàn nhân dân.
Bạn đang xem: Đối nội là gì? Chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước?
Trong giai đoạn hiện nay, các chủ trương chính sách đối nội tại nước ta đều sẽ được quốc hội (đại diện cho nhân dân), nhà nước ban hành thông qua sự tham khảo ý kiến của toàn thể nhân dân; các chính sách đối nội này sẽ nhanh chóng được luật hóa thành những văn bản cụ thể; các vắn bản này sẽ được ban hành rộng rãi đến nhân dân về các quy định, pháp lý, trong trường hợp nào thì các chủ thể là những người dân sẽ bị cưỡng chế; tất cả các trường hợp không tuân thủ hay bất cứ ai nếu có hành vi chống đối sẽ bị xử lý theo quy định của luật.
2. Chức năng đối nội của Nhà nước:
Nhà nước ta có các chức năng đối nội cụ thể như sau:
– Chức năng bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là một chức năng đối nội của Nhà nước:
Chức năng bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là một trong số những chức năng căn bản nhất của nhà nước ta. Muốn tiến hành sự nghiệp đổi mới một cách thuận lợi và nhanh chóng, thì Nhà nước ta cũng sẽ cần phải bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên toàn bộ đất nước.
Nhà nước ta cũng sẽ cần phải có đủ sức mạnh và kịp thời đề ra các giải pháp để đập tan mọi âm mưu chống đối của các thế lực thù địch, đảm bảo được các điều kiện ổn định cho Nhân dân trong quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn làm được vậy, Nhà nước ta cũng sẽ cần phải dó sự quan tâm sâu sắc đến việc xây dựng các lực lượng an ninh, các cơ quan bảo vệ pháp luật. Cùng với đó cũng cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tính tích cực cách mạng của khối đại đoàn kết toàn dân, phối hợp với các lực lượng quốc phòng và an ninh trong công cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự đất nước.
Xem thêm : Nhảy mũi (hắt xì hơi) là biểu hiện của điều gì? Khám phá ý nghĩa nhảy mũi theo ngày và giờ
– Chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân là một chức năng đối nội của Nhà nước:
Chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân là một trong số các những chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chức năng này có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng; bởi vì, việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân này sẽ thể hiện trực tiếp bản chất của nhà nước kiểu mới, đó là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Bên cạnh đó thì việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân này cũng sẽ đảm bảo sức mạnh của Nhà nước trong việc thực hiện tất cả các chức năng khác của Nhà nước, chức năng này có quan hệ đến sự tồn tại, phát triển của chính bản thân Nhà nước và chế độ.
Đảng ta cũng đã từng nhấn mạnh rằng Nhà nước ta có mối liên hệ thường xuyên và vô cùng chặt chẽ với nhân dân, Nhà nước ta luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, và chịu sự giám sát của nhân dân. Nhà nước ta cũng sẽ cần phải có cơ chế và biện pháp để thực hiện kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị đối với các tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm đến quyền dân chủ của toàn nhân dân.
– Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chức năng đối nội của Nhà nước:
Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và cũng là một chức năng rất quan trọng, chức năng này có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tất cả các chức năng khác của Nhà nước. Pháp luật chính là phương tiện có vai trò to lớn để Nhà nước có thể tổ chức thực hiện có hiệu quả tất cả các chức năng của mình, cũng chính bởi vì thế, việc bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng chính là một hoạt động cần làm thường xuyên, việc bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.
Mục đích của chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đó chính là nhằm để có thể bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh và có sự thống nhất với nhau, nhà nước ta cũng cần phải thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật.
– Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế là một chức năng đối nội của Nhà nước:
Tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước chính là chức năng hàng đầu và là cơ bản nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích để có thể từ đó xây dựng mọi xã hội dựa trên cơ sở vật chất và kỹ thuật phát triển cao.
Xem thêm : Văn hóa ứng xử là gì? Vai trò của văn hóa ứng xử
Nhà nước ta cũng chính là người đại diện cho ý chí, quyền lực của toàn thể Nhân dân lao động, cũng chính là người chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu; Nhà nước ta là người nắm trong tay các công cụ, phương tiện quản lý và thực hiện quản lý đối với việc sử dụng tài sản quốc gia. Trên cơ sở đó, Nhà nước ta cũng có đủ những điều kiện cơ bản để thực hiện việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trong nước cũng như thực hiện hợp tác quốc tế.
– Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, khoa học, giáo dục là một chức năng đối nội của Nhà nước:
Xã hội mới mà Nhân dân ta hiện đang xây dựng là xã hội do Nhân dân lao động làm chủ; xã hội này có nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở một nền khoa học và công nghệ tiên tiến; xã hội mới mà Nhân dân ta hiện đang xây dựng có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người cũng từ đó mà sẽ được giải phóng khỏi sự áp bức, bóc lột, bất công, có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện để có thể phát triển toàn diện.
Muốn xây dựng được một xã hội như thế, Nhà nước ta sẽ cần phải tổ chức, quản lý đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, văn hóa, phát triển khoa học và công nghệ. Đây cũng chính là quốc sách hàng đầu để nhằm mục đích giúp phát huy nhân tố con người, phát huy vai trò then chốt của khoa học và công nghệ.
3. Chức năng đối ngoại của Nhà nước:
Chức năng đối ngoại của nhà nước được hiểu cơ bản chính là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ của Nhà nước đối với các quốc gia, dân tộc khác, cụ thể như chúng ta có thể kể đến chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược, hay là chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước, chức năng thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế cũng là một chức năng đối ngoại của Nhà nước ta.
Công tác đối ngoại luôn được biết đến là lĩnh vực hoạt động phong phú và phức tạp. Các hoạt động đối ngoại sẽ có thể diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam hay nó cũng sẽ có thể xảy ra trên lãnh thổ của một quốc gia khác, và nó cũng có thể đồng thời diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Các hoạt động đó sẽ được tiến hành nhằm mục đích để các quốc gia có thể đạt những mục đích chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp các mục đích khác nhau.
Các hoạt động đối ngoại thường thì sẽ do cơ quan Đảng, Nhà nước, hay cũng có thể do tổ chức xã hội tiến hành hoặc cơ quan nhà nước và tổ chức xã hôi phối hợp cùng thực hiện.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp