Điện trở của dây dẫn là một trong những yếu tố quyết định đến dòng điện trong công thức tính định luật Ôm. Vậy điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện. Nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở của vật đó nhỏ. Ngược lại, nếu vật dẫn điện kém thì điện trở sẽ lớn. Điển hình là đối với vật cách điện thì có điện trở vô cùng lớn.
Bạn đang xem: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Công thức tính điện trở của một vật dẫn điện như sau:
R = ρ.L/S
Trong đó:
R là điện trở (Đơn vị: Ohm).
ρ là điện trở suất phụ thuộc vào chất liệu.
L là chiều dài dây dẫn.
S là tiết diện của dây dẫn.
Từ công thức trên, ta có thể thấy sự phụ thuộc điện trở của dây vào 3 yếu tố: Chất liệu làm dây dẫn, chiều dài dây dẫn và tiết diện của dây dẫn.
Sự phụ thuộc của điện trở vào chất liệu làm dây dẫn được đặc trưng bằng một đại lượng đó là điện trở suất.
Điện trở suất là một đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện theo chiều dài và tiết diện của mỗi chất. Về bản chất, điện trở suất chính là khả năng cản trở sự dịch chuyển theo hướng của các hạt mang điện. Trong đó, các vật liệu cách điện (Chất có tính cản trở dòng điện lớn) thường có điện trở suất cao, ngược lại với các vật liệu dẫn điện (Chất dễ dàng cho dòng điện truyền qua) có điện trở suất thấp. Đơn vị của điện trở suất là Ohm.met (Ω.m).
Xem thêm : Châu Á tiếp giáp với các châu Lục nào?
Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỷ lệ thuận với chiều dài của các dây dẫn. Ví dụ ta có hai đoạn dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu, có chiều dài là L1 và L2 thì:
R1/R2 = L1/L2
Trong đó:
R1, L1 là điện trở và chiều dài của dây dẫn 1.
R2, L2 là điện trở và chiều dài của dây dẫn 2.
Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỷ lệ nghịch với tiết diện của dây dẫn. Ví dụ ta có hai đoạn dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu, có tiết diện là S1 và S2 thì:
R1/R2 = S2/S1
Trong đó:
R1, S1 là điện trở và tiết diện của dây dẫn 1.
R2, S2 là điện trở và tiết diện của dây dẫn 2.
Đặc biệt, đối với tiết diện của dây dẫn là hình tròn, ta tính theo công thức:
S = π*r2 = π*d2/4
Trong đó:
S là tiết diện của dây dẫn.
r là bán kính của dây dẫn.
d là đường kính của dây dẫn.
Khối lượng của dây dẫn có tiết diện đều được tính theo công thức:
m = D*S
Trong đó:
m là khối lượng của dây dẫn.
D là khối lượng riêng của vật liệu làm dây dẫn.
S là tiết diện của dây dẫn.
Xem thêm: Tổng hợp giá trị điện trở và tụ điện trong thực tế
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về những yếu tố mà điện trở phụ thuộc vào. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT MST: 0108733789 Hotline: 0981 223 001 Facebook: www.fb.com/hocvienit Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/ Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 28/01/2024 18:43
Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu
SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…