Người tham gia tố tụng hình sự là ai? (Hình từ Internet)
Bạn đang xem: Người tham gia tố tụng hình sự là ai?
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
Theo Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người tham gia tố tụng hình sự bao gồm:
– Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
– Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
– Người bị bắt.
– Người bị tạm giữ.
– Bị can.
– Bị cáo.
– Bị hại.
– Nguyên đơn dân sự.
– Bị đơn dân sự.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Xem thêm : Nước uống Pororo hương vị trái cây nhiệt đới 235ml
– Người làm chứng.
– Người chứng kiến.
– Người giám định.
– Người định giá tài sản.
– Người phiên dịch, người dịch thuật.
– Người bào chữa.
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.
– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo Điều 71 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
– Việc thông báo, giải thích phải ghi vào biên bản.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán xét xử vụ án hình sự theo Điều 45 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
Xem thêm : Lợi ích không tưởng từ mít mà phụ nữ mang thai cần biết
+ Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;
+ Tiến hành xét xử vụ án;
+ Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
+ Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
– Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và những nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;
+ Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
+ Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;
+ Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
+ Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
+ Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
– Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 19:39
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024