Mẹ bầu ăn cà dĩa được không? Lợi ích của cà dĩa đối với mẹ bầu

Bầu ăn cà dĩa được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm bởi đây là một món ăn rất hấp dẫn đối với mọi người, nhất là đối với mẹ bầu. Vậy bà bầu ăn cà dĩa được không? Nếu như bạn đang quan tâm tới vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết sau đây.

Bầu ăn cà dĩa được không?

Cà dĩa thuộc giống cà pháo, có nguồn gốc từ Việt Nam và cũng đã trở thành món ăn phổ biến trong mỗi gia đình Việt từ xưa tới nay. Không chỉ nổi tiếng với cà dĩa ngâm mắm, cà dĩa còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn khác như nấu canh, xào thịt, ướp xôi…

Trong cà dĩa có chứa hàm lượng chất xơ rất cao nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Theo các nghiên cứu, mẹ bầu nên cung cấp 28g chất xơ mỗi ngày. Chính vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn cà dĩa trong quá trình mang thai.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn vừa phải, không ăn quá nhiều và nên tránh xa cà non, cà ngâm muối. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong cà non chứa hàm lượng độc tố solanin cao gấp 5 – 10 lần so với cà thông thường gây hại tới sự phát triển của thai nhi.

Nếu mẹ bầu ăn cà dĩa quá nhiều trong một ngày có thể gây ra những tác dụng nguy hiểm, nhất là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Bên cạnh đó, cà dĩa có tính hàn, khi ngộ độc cà dĩa sẽ gây nên các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, sốt, tê liệt, buồn nôn, tiêu chảy… Một lưu ý dành cho mẹ bầu là khi ăn cà dĩa, các mẹ nên bỏ bớt hạt cà bên trong để làm giảm nguy cơ bị ngộ độc.

Ngoài ra, ăn cà dĩa ngâm muối còn có thể gây nên nhiều nguy cơ như gây cản trở sự hoạt động bình thường của tử cung, gây ảnh hưởng đến thai nhi và gây chướng bụng. Thêm nữa, cà muối mua bên ngoài thường không đảm bảo vệ sinh an toàn nên rất dễ gây đau bụng và dẫn tới sinh non. Chính vì vậy, tốt nhất mẹ bầu cần rửa sạch cà, bỏ bớt phần hạt bên trong và nấu chín chứ không nên ăn sống. Mẹ bầu cũng không nên ăn quá 4 quả trong 1 bữa cơm và mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ thì tốt nhất không nên ăn.

Xem thêm: Bà bầu ăn mướp được không

Tác dụng của cà dĩa đối với bà bầu

Cà dĩa có 3 loại dựa theo màu sắc, bao gồm: Cà dĩa da ếch (có sọc màu xanh đậm hơn), cà dĩa trắng và cà dĩa tím. Trong quá trình mang thai, bà bầu ăn cà dĩa được không? Cả 3 loại cà này đều chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu, bao gồm:

  • Bổ sung cho bà bầu các loại Vitamin cần thiết như Vitamin A, B1, C, E, P… giúp làm thành mạch vững chắc hơn, chống xuất huyết, làm đẹp da và làm chậm quá trình lão hóa, tăng sức đề kháng, bổ sung các chất xơ cần thiết.
  • Cà dĩa có sọc xanh khi chế biến chín còn có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, giảm ho và nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa.
  • Cà dĩa còn giúp kích thích vị giác, từ đó tạo cảm giác ngon miệng, nhưng không nên ăn khi bụng đói vì dễ gây nên các vấn đề về dạ dày.

Tác dụng phụ khi ăn cà dĩa quá nhiều

Bầu ăn cà dĩa được không? Bầu ăn cà dĩa nhiều có bị làm sao không? Đây đều là những câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Mặc dù trong cà dĩa có chứa hàm lượng lớn chất xơ cần thiết và tốt cho sức khỏe nhưng nếu mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Theo Đông y, cà dĩa có tính hàn, trong khi thời kỳ đầu mang thai, cơ thể mẹ bầu trở nên rất nhạy cảm. Chính vì vậy, khi ngộ độc cà dĩa sẽ làm xuất hiện các triệu chứng như: Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, tê bì, buồn nôn, tiêu chảy, sốt…

Khi mua cà dĩa bên ngoài không đảm bảo vệ sinh có thể gây nên đau bụng và ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi như sinh non, sảy thai, thai lưu… Chính vì vậy, khi mang bầu, mẹ bầu chỉ nên ăn cà dĩa đã được chế biến chín.

Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều cà dĩa cũng gây nguy hiểm cho sự hoạt động của tử cung. Khi mang thai, những đồ muối như dưa muối, măng muối, cà muối… đều rất hấp dẫn mẹ bầu bởi khi mang thai nhiều mẹ bầu bị nghén rất nặng. Tuy nhiên, những đồ muối này không phải lúc nào cũng đảm bảo vệ sinh, hàm lượng muối cao, nhiều acid còn gây nên tình trạng phù nề, các vấn đề tim mạch như xơ cứng thành mạch, tăng huyết áp… vì thế không nên ăn quá nhiều.

Những lưu ý khi ăn cà dĩa

Cà dĩa tuy là món ăn rất hấp dẫn với mẹ bầu, nhất là những món cà muối, cà ngâm mắm giúp mẹ bầu giảm cảm giác nghén, thèm chua, ăn ngon miệng hơn… nhưng khi mang thai, nhất là 3 tháng đầu mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau khi ăn cà dĩa:

  • Không ăn cà dĩa sống như cà dĩa muối, cà dĩa ngâm mắm, nhất là trong 3 tháng đầu cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm. Sau 3 tháng, mẹ bầu có thể ăn nhưng không được ăn quá nhiều, không quá 4 quả trong 1 bữa và không ăn cà dĩa nhiều lần trong ngày.
  • Tốt nhất, mẹ bầu nên lựa chọn cà dĩa chế biến chín như cà xào thịt, cà nấu canh… thay vì ăn cà dĩa sống không đảm bảo vệ sinh và nhiều độc tố.
  • Khi mua cà dĩa ở bên ngoài như cà muối sẵn, cà ngâm mắm sẵn, cần lựa chọn những nơi tin tưởng, đảm bảo vệ sinh toàn khi chế biến để tránh bị ngộ độc khi ăn.
  • Khi chế biến cà dĩa, cần rửa thật sạch, đồng thời loại bỏ bớt phần hạt bên trong để giảm độc tố chứa trong cà dĩa.
  • Không ăn cà dĩa còn xanh vì lúc này độc tố bên trong của chúng rất nhiều, mẹ bầu ăn vào sẽ rất dễ bị ngộ độc.
  • Chỉ nên ăn cà dĩa vào 2 – 3 bữa trong tuần, tránh việc ngày nào cũng ăn cà dĩa dễ gây ngộ độc, gây dư muối, từ đó gây các vấn đề về tim mạch như tăng huyết áp thai kỳ, xơ cứng thành mạch, ngoài ra thừa muối còn gây giữ nước, gây phù…
  • Mẹ bầu cũng cần bổ sung nhiều loại thực phẩm khác trong khẩu phần ăn để đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng.
  • Mẹ bầu cũng nên hạn chế việc mua cà dĩa ở quán về ăn. Tốt nhất, mẹ bầu nên mua cà dĩa về, rửa thật sạch, chế biến chín, vừa ngon miệng lại vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc mẹ bầu ăn cà dĩa được không? Những lợi ích của cà dĩa đối với mẹ bầu cũng như nắm được những lưu ý khi ăn cà dĩa để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Chúc mẹ và bé một thai kỳ khỏe mạnh và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm: Bầu ăn sung được không?

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com