Phản ứng trao đổi là loại phản ứng hóa học trong đó có hai hợp chất tham gia trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng mà số oxi hóa không bị thay đổi khi tạo ra các hợp chất mới.
Phản ứng trao đổi tuân theo định luật bảo toàn khối lượng hóa học: Tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng.
Bạn đang xem: Điều kiện phản ứng trao đổi
Như vậy, bạn cần lưu ý rằng bên cạnh việc trao đổi thành phần giữa các chất để tạo ra chất mới thì số oxi hóa của các chất đó cũng không thay đổi mới được coi là phản ứng trao đổi.
Ví dụ về phản ứng trao đổi:
NaOH + HCl → NaCl + H2O (1)
Có thể phân loại dựa vào thành phần các chất tham gia phản ứng, chúng ta có các loại phản ứng trao đổi giữa axit và bazơ, axit và muối, bazơ và muối, muối và muối.
Phản ứng hóa học giữa một axit và một bazơ để tạo ra muối và nước.
Axit + Bazơ → Muối + Nước
Các ví dụ về loại phản ứng này:
HCl + KOH → KCl + H2O
H2SO4 + Ba(OH) → BaSO4 + 2H2O
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
Xem thêm : Bôi nghệ tươi qua đêm có tốt không? Cách bôi nghệ đúng chuẩn, an toàn
Khi axit và muối phản ứng sẽ tạo thành muối mới và axit mới. Phản ứng này xảy ra dựa vào một số điều kiện nhất định tùy theo loại axit và muối tham gia.
Ví dụ về phản ứng giữa muối và axit được coi là phản ứng trao đổi:
H2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 + 2HNO3
HCl + Na2S → NaCl + H2S
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
Phản ứng giữa bazơ và muối tạo thành muối mới và bazơ mới
Bazơ + Muối → Bazơ mới + Muối mới
Ví dụ về phản ứng trao đổi giữa bazơ và muối
NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NaCl
Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2
2KOH + Pb(NO3)2 → Pb(OH)2 + 2KNO3
Hai muối phản ứng tạo thành các muối mới theo công thức:
Muối + Muối → Muối mới + Muối mới
Xem thêm : Thủ tục đổi tiền đô tại ngân hàng
Ví dụ về phản ứng trao đổi giữa muối và muối
CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ca(NO3)2
K2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2KCl
Na2CO3 + BaS → BaCO3 + Na2S
Tùy theo loại phản ứng trao đổi mà sẽ có những điều kiện phản ứng khác nhau.
Câu 1. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi?
Đáp án D
Câu 2. Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?
Đáp án A
Ba(OH)2 và AlCl3 không thể cùng tồn tại trong một dung dịch vì chúng phản ứng với nhau tạo ra kết tủa theo phương trình hóa học:
3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 3BaCl2 + 2Al(OH)3↓
Câu 3. Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi?
Đáp án D
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 31/01/2024 00:27
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…
Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…
Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may