Điều kiện phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi là gì?

Phản ứng trao đổi là loại phản ứng hóa học trong đó có hai hợp chất tham gia trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng mà số oxi hóa không bị thay đổi khi tạo ra các hợp chất mới.

Phản ứng trao đổi tuân theo định luật bảo toàn khối lượng hóa học: Tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng.

Như vậy, bạn cần lưu ý rằng bên cạnh việc trao đổi thành phần giữa các chất để tạo ra chất mới thì số oxi hóa của các chất đó cũng không thay đổi mới được coi là phản ứng trao đổi.

Ví dụ về phản ứng trao đổi:

NaOH + HCl → NaCl + H2O (1)

Phân loại phản ứng trao đổi

Có thể phân loại dựa vào thành phần các chất tham gia phản ứng, chúng ta có các loại phản ứng trao đổi giữa axit và bazơ, axit và muối, bazơ và muối, muối và muối.

Phản ứng trao đổi giữa axit và bazơ

Phản ứng hóa học giữa một axit và một bazơ để tạo ra muối và nước.

Axit + Bazơ → Muối + Nước

Các ví dụ về loại phản ứng này:

HCl + KOH → KCl + H2O

H2SO4 + Ba(OH) → BaSO4 + 2H2O

H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O

Phản ứng trao đổi giữa axit và muối

Khi axit và muối phản ứng sẽ tạo thành muối mới và axit mới. Phản ứng này xảy ra dựa vào một số điều kiện nhất định tùy theo loại axit và muối tham gia.

Ví dụ về phản ứng giữa muối và axit được coi là phản ứng trao đổi:

H2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 + 2HNO3

HCl + Na2S → NaCl + H2S

HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

Phản ứng trao đổi giữa bazơ và muối

Phản ứng giữa bazơ và muối tạo thành muối mới và bazơ mới

Bazơ + Muối → Bazơ mới + Muối mới

Ví dụ về phản ứng trao đổi giữa bazơ và muối

NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NaCl

Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2

2KOH + Pb(NO3)2 → Pb(OH)2 + 2KNO3

Phản ứng trao đổi giữa muối và muối

Hai muối phản ứng tạo thành các muối mới theo công thức:

Muối + Muối → Muối mới + Muối mới

Ví dụ về phản ứng trao đổi giữa muối và muối

CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ca(NO3)2

K2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2KCl

Na2CO3 + BaS → BaCO3 + Na2S

Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra

Tùy theo loại phản ứng trao đổi mà sẽ có những điều kiện phản ứng khác nhau.

  • Phản ứng giữa axit và bazơ: Phản ứng xảy ra mà không cần điều kiện
  • Phản ứng giữa axit và muối: Các chất tạo thành phải có chất không tan hoặc chất khí hay dễ phân hủy.
  • Phản ứng giữa bazơ và muối: Các chất tham gia phản ứng phải tan và chất tạo thành phải có chất không tan (kết tủa), chất khí hay dễ phân hủy.
  • Phản ứng giữa bazơ và bazơ: Các chất tham gia phải tan và sản phẩm tạo thành phải có chất không tan (kết tủa), chất khí hay dễ phân hủy.

Bài tập về phản ứng trao đổi

Câu 1. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi?

  1. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
  2. BaO + H2O → Ba(OH)2
  3. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
  4. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Đáp án D

Câu 2. Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?

  1. Ba(OH)2 và AlCl3.
  2. NaOH và KCl.
  3. KNO3 và HCl.
  4. NaClO và AlCl3.

Đáp án A

Ba(OH)2 và AlCl3 không thể cùng tồn tại trong một dung dịch vì chúng phản ứng với nhau tạo ra kết tủa theo phương trình hóa học:

3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 3BaCl2 + 2Al(OH)3↓

Câu 3. Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi?

  1. Fe + HCl → FeCl2 + H2↑
  2. H2SO4+ K2O → K2SO4 + 2H2O
  3. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
  4. 2AgNO3 + CaCl2 → Ca(NO3)2 + 2AgCl ↓

Đáp án D