Đu đủ không chỉ là loại quả có hương vị thơm ngon mà còn là phương thuốc quý giúp mọi người luôn khỏe mạnh. Kỹ thuật trồng cây đu đủ không khó có thể dễ dàng áp dụng cải thiện thu nhập gia đình.
Cây đu đủ. Ảnh: Xuân Trường
u đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi nhiều nơi. Trồng xen cây lâu năm hoặc trồng thành vườn chuyên,… Đu đủ cho năng suất rất cao, kỹ thuật trồng cây đu đủ lại không khó, làm tăng thu nhập kinh tế gia đình của người trồng.
Thời vụ
Kỹ thuật trồng cây đu đủ không khó, cho năng suất cao
Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy có mùa ít hoặc không đậu trái. Do vậy, để trồng đu đủ đạt năng suất cao, trái đẹp, hạn chế sâu bệnh, có thể bố trí trồng đu đủ vào các vụ sau:
Khi trồng, cây con phải đạt từ 20 -30 ngày tuổi.
Chọn quả chín, cắt bỏ phần đầu và phần cuống quả, lấy hạt ở phần giữa quả thả ngay vào nước, chọn hạt đen và chìm, rửa sạch màn nhớt bọc ngoài hạt, đem hong khô rồi gieo ngay. Hạt nảy mầm đều đặn sau 10-15 ngày. Cũng có thể gieo hai ba hột trong bầu nhỏ để trừ hao khi hạt ít nảy mầm, sâu bệnh phá hại hay để tỉa bớt cây đực.
Đất phải cày thật sâu phải đập nhỏ vừa lên luống cao 40-50 cm so với mặt rãnh, khoảng cách giữa các luống từ 2-2,5 m, mặt luống rộng 1,6-2 m (ở ruộng thấp dễ bị úng thì luống càng phải cao lên). Đất ở ruộng trồng luôn canh đu đủ phải nhặt hết rễ đu đủ, phơi ải 1-2 tháng.
Cần chăm sóc, bón phân đúng thời vụ cho cây đu đủ. Ảnh: Xuân Trường
Bón lót 1 tấn phân hữu cơ, 0,3kg Bosat/sào. Đào hố trồng 60x60x30, ở giữa luống cách nhau 2m một hố. Mỗi sào trồng từ 80-90 cây, lưu ý trồng cây thẳng hàng dọc và thẳng hàng ngang để sau này dễ chằng chống đổ. Phân hữu cơ phải ủ hoai, vôi bột bón lót phải bón đều phải trộn đều với đất đào hố trước khi trồng đu đủ vào hố.
Cây đu đủ không chịu phèn, rễ mọc cạn và chịu úng kém, do đó cần chọn đất không nhiễm phèn, tơi xốp, thoát nước tốt. Nên đặt thân nằm nghiêng xuôi theo chiều gió mạnh để hạn chế bộ rễ ăn sâu.
Mật độ trồng: Thường trồng theo dạng hình chữ nhật, cây cách cây 1,5 – 2 m và cách hàng 2,5 – 3,0 m nên trồng thưa giữa hai hàng để dễ dàng chăm sóc và thu hoạch.
Từ 1-2kg phân cơ sinh học, 200gr vôi. Cây từ 1 tháng tuổi sau khi trồng: 50gr Phân NPK 16-12-8-11+TE. Pha trong 10 lít nước, tưới cho cây, 1 tuần tưới 1 lần.
Xem thêm : Cách tính thể tích khối lăng trụ và ví dụ minh hoạ
Lượng phân bón tính cho 1 cây: 50-100gr/1 lần. Bón 15-20 ngày 1 lần.
Quả đu đủ có nhiều tác dụng làm đẹp và cải thiện sức khỏe. Ảnh: Hải Hà
Cây từ 3 -7 tháng tuổi sau khi trồng
Lượng phân bón tính cho 1 cây: 100-150gr NPK 12-12-17-9+TE. Bón 1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ 6, có thể bón thêm 1kg phân hữu cơ sinh học HG01 và 100gr vôi cho một cây, kết hợp vun gốc. Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3 -4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn.
Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.
Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.
Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.
Ngoài ra trong quá trình sinh trưởng, đu đủ thường bị một số sâu hại như rệp sáp, bọ nhảy, nhện đỏ. Khi mật độ sâu cao, có thể phun Decis 2,5 ND (nồng độ 0,1%), Trebon (1%) để diệt trừ.
Để phòng bệnh virus xoăn ngọn cần áp dụng biện pháp phòng ngừa tổng hợp như: Sử dụng giống kháng bệnh. Bón cân đối NPK. Không nên trồng 2 vụ đu đủ liên tiếp trên cùng chân ruộng.
Luân canh triệt để với cây trồng nước. Với các bệnh đốm vàng, phấn trắng, thán thư… Phòng trừ sớm khi bệnh mới phát sinh, sử dụng các thuốc Daconil, Topsin hay Zineb, Mancozeb để phun.
Khi trái đạt kích thước tối đa và bắt đầu chín thì có thể thu hoạch. Quan sát lúc vỏ trái bóng lên, hơi ửng vàng ở chóp trái (gọi là đu đủ lên da), lúc này nhựa mủ trong cây chảy ra hơi trong. Cần chú ý thu trái lúc trời nắng ráo, vì vỏ trái khi chín thường mềm dễ bị xây xát. Ở nhiệt độ 8 – 12oC trái chín có thể tồn trữ được khoảng 3 tuần.
Hàm lượng dinh dưỡng chứa trong một chén đu đủ bao gồm:
2,5 g chất xơ
264 mg kali
88,3 mg vitamin C
54 ug folate
Xem thêm : Màu Nâu Kết Hợp Với Màu Gì Thì Đẹp Giúp Bạn Tỏa Sáng?
30 mg magiê
0,068 mg vitamin A
Đu đủ có nhiều lợi ích như:
– Đu đu giàu chất chống oxy hóa
– Chứa ít đường
– Cung cấp ít calorie
– Ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng mắt liên quan đến lão hóa
– Ngăn ngừa bệnh hen suyễn, lợi ích dinh dưỡng của đu đủ bạn cần biết
– Ngăn ngừa bệnh ung thư
– Tăng cường sức khỏe xương
– Cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường
– Hỗ trợ hệ tiêu hóa
– Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
– Cải thiện tình trạng viêm
– Hỗ trợ chữa lành vết thương ngoài da.
Xuân Trường
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 02/05/2024 19:46
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024