Nếu em muốn đạt trọn điểm phần đọc hiểu, chắc chắn em không thể bỏ qua phần biện pháp tu từ. Trong phần kiến thức này, em cần nắm chắc về khái niệm, cấu tạo, phân loại và cách sử dụng của từng biện pháp. Cùng Học Văn Chị Hiên ôn tập lại ở bài viết này nha.
STT Phép tu từ Khái niệm Cấu tạo Phân loại Ý nghĩa Ví dụ 1 So sánh Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Vế A- PTSS- Từ SS- Vế B – A: sự vật, sự việc được so sánh – B: sự vật, sự việc dùng để so sánh – PTSS: phương tiện so sánh – Từ chỉ phương tiện so sánh – Từ so sánh: như, giống như, như là… * Phân loại theo mức độ: – So sánh ngang bằng A là B, A như B,… – So sánh không ngang bằng A hơn B, A không bằng B * Phân loại theo đối tượng: – So sánh các đối tượng cùng loại – So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc. 1.“Quê hương là chùm khế ngọt” 2. “Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm” 3.“Anh đi bộ đội sao trên mũ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường Em sẽ là hoa trên đỉnh núi Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!” 4. “Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào” 2 Nhân hóa Là gọi tả con vật, cây cối, đồ vật … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người; biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Có ba kiểu nhân hóa: – Dùng từ ngữ vốn gọi con người để gọi vật – Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật – Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn. 1. “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!” 2. “Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” 3. “Trâu ơi ta bảo trâu này…” 3 Ẩn dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Bốn kiểu ẩn dụ: – Ẩn dụ hình thức – Ẩn dụ cách thức – Ẩn dụ phẩm chất – Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc. 1. “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” Hình ảnh ẩn dụ: hoa lựu màu đỏ như lửa. 2. “Về thăm quê Bác làng Sen, Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng” (Nguyễn Đức Mậu) => Hình ảnh ẩn dụ: thắp:nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành. 3. “Người Cha mái tóc bạc – Đốt lửa cho anh nằm” => Người Cha dùng để chỉ Bác Hồ. 4. “Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải) 4 Hoán dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Bốn kiểu hoán dụ thường gặp: – Lấy bộ phận để gọi toàn thể – Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng – Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật – Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc. 1. “Bàn tay ta làm nên tất cả – Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Bàn tay: là một bộ phận trên cơ thể người. =>Liên tưởng đến người lao động là nói đến toàn thể người lao động muốn có thành quả thì cần làm việc bằng chính sức lực và đôi tay của mình. 2. Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ gặp cháu Gặp nhau Hàng Bè. Huế, chiến tranh: Vật chứa đựng Người sống ở Huế, đổ máu,: Là vật bị chứa đựng. => Huế là nhắc đến những người sống ở thành phố Huế, từ đổ máu làm chúng ta liên tưởng đến chiến tranh. 3. Áo chàm đưa buổi phân li – Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay Áo chàm: Loại áo đặc trưng của đồng bào, người dân Tây Bắc. Từ “Áo chàm” muốn nói đến tình cảm mà người dân Tây Bắc với các chiến sĩ bộ đội Việt Nam. 5 Điệp ngữ Là lặp đi, lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh Điệp ngữ có nhiều dạng: – Điệp ngữ cách quãng – Điệp ngữ nối tiếp – Điệp ngữ vòng (ĐN chuyển tiếp) Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm. 1. “Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ?” 2. “Mai sau Mai sau Mai sau Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh” 3. “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu 6 Liệt kê Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. * Theo cấu tạo có hai kiểu liệt kê: – Liệt kê theo từng cặp – Liệt kê không theo từng cặp * Theo ý nghĩa có hai kiểu liệt kê: – Liệt kê tăng tiến – Liệt kê không tăng tiến Diễn tả cụ thể, toàn diện. 1. Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly. 2. “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng!” 3. “Một canh…hai canh…lại ba canh, Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng lành” 4. Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng 7 Chơi chữ Là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị. Các lối chơi chữ thường gặp: – Dùng từ ngữ đồng âm – Chơi chữ bằng cách dùng từ gần nghĩa, sát nghĩa – Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu – Dùng lối nói lái 1. “Bà già đi chợ cầu đông Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn” 2. Đi tu Phật bắt ăn chay Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không. 3. Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ Mộng mị mỏi mòn mai một một Mỹ miều may mắn mấy mà mơ => Lập phụ âm “m” 4. “Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá” 8 Câu hỏi tu từ Là cách sử dụng câu hỏi nhưng không có câu trả lời nhằm biểu thị một ý nghĩa nào đó trong diễn đạt Bộc lộ cảm xúc. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? 9 Nói quá Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho 10 Nói giảm nói tránh Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Các cách thực hiện: – Sử dụng từ đồng nghĩa Hán Việt – Sử dụng hiện tượng chuyển nghĩa qua hình thức ẩn dụ, hoán dụ – Phủ định từ trái nghĩa – Tỉnh lược Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng. “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời” => Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương mất mát cho người dân Việt Nam.
Bạn đang xem: HỌC VĂN CHỊ NGUYỄN MINH HIÊN
ĐỌC THÊM: LỚP 9 | BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG CÁC TÁC PHẨM KÌ 1 (P2)
Xem thêm : Cách xem lời mời kết bạn đã gửi trên Facebook siêu dễ
Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
– Fanpage Học Văn Chị Hiên – Fanpage Học Văn Chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp