Niacinamide hay Vitamin B3 được đánh giá là một thành phần có vai trò mạnh mẽ giúp dưỡng ẩm, làm sáng da và thu nhỏ lỗ chân lông toàn diện. Tuy nhiên, tùy cơ địa da mỗi người và tùy vào nồng độ sử dụng, Niacinamide lại có thể gây kích ứng da. Cùng tìm hiểu các tác dụng phụ khi dùng Niacinamide và cách khắc phục trong bài viết hôm nay nhé!
Trước khi tìm hiểu tác dụng phụ khi dùng Niacinamide, chúng tôi muốn bạn biết những tác dụng của Niacinamide cũng như lợi ích chăm sóc da tuyệt vời mà thành phần này mang lại.
Bạn đang xem: Tác dụng phụ khi dùng Niacinamide và cách khắc phục
Niacinamide (Vitamin B3) được sử dụng phổ biến để điều trị các tình trạng của da như lỗ chân lông, nếp nhăn, thâm mụn và mẩn đỏ. Không những thế đây còn là một thành phần tham gia tích cực vào quá trình tái kết cấu cho làn da luôn mịn màng tươi trẻ.
Sử dụng Niacinamide thường xuyên giúp:
Niacinamide nổi bật với vai trò là một chất chống oxy hóa chống viêm đã được các nhà khoa học nghiên cứu chứng minh giúp làm giảm dịu mẩn đỏ trên da hiệu quả. Đây cũng là một thành phần an toàn cho mọi làn da. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách hoặc chọn sản phẩm chứa Niacinamide không đảm bảo chất lượng, tác dụng phụ của Niacinamide vẫn được ghi nhận ở một số trường hợp đặc biệt. Biểu hiện như sau:
Đối với một số trường hợp, đặc biệt là người sở hữu làn da nhạy cảm, khả năng Niacinamide gây kích ứng cho da là rất lớn nếu bạn sử dụng nồng độ quá cao. Niacinamide đã được ghi nhận nguy cơ gây đỏ mặt, đặc biệt là những vùng da nhạy cảm như má, mũi và quanh mắt. Các triệu chứng bao gồm cả mẩn đỏ, căng tức, ngứa râm ran, châm chích hay bỏng rát, nghiêm trọng hơn là viêm da kích ứng.
Một số tín đồ làm đẹp cũng đã phản hồi với Paula’s Choice về việc thoa Niacinamide bị lên mụn. Trên thực tế, cơ chế hoạt động của Niacinamide trên da không gây ra mụn. Thế nhưng nếu bạn thoa sản phẩm Niacinamide nồng độ cao, nền da đang yếu, dễ nhạy cảm hoặc không để da làm quen với Niacinamide, việc lên mụn ồ ạt (break out) hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc này, tùy vào tình trạng mụn mà bạn nên ngưng sử dụng Niacinamide, sau đó sử dụng các sản phẩm trị mụn để khắc phục trước rồi mới quay lại dùng Niacinamide.
Xem thêm : Top 12 Ứng Dụng Đi Bộ Kiếm Tiền Uy Tín Cho iOS/Android
Ngoài ra, việc xuất hiện một vài nốt mụn trên da trong quá trình sử dụng Niacinamide còn có thể do những nguyên nhân khác như da không được làm sạch đúng cách hay dưỡng ẩm quá nhiều gây bí da và bít tắc lỗ chân lông.
Dị ứng với Niacinamide là một trường hợp hoàn toàn bình thường có thể gặp ở mọi loại da. Ngoài nguyên nhân da quá nhạy cảm với Vitamin B3, thì còn một nguyên nhân chủ yếu khiến việc dùng Niacinamide bị đỏ mặt đó chính là lạm dụng cũng như sử dụng ở nồng độ quá cao khiến da bị quá tải. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng ở nồng độ cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu tại Paula’s Choice Việt Nam, cũng không loại trừ khả năng sản phẩm chứa Niacinamide bạn đang sử dụng có thành phần khác gây kích ứng cho da.
Dùng Niacinamide bị đỏ mặt được giải thích qua cơ chế: Khi cơ thể tiếp nhận hàm lượng Niacinamide cao sẽ làm tăng nồng độ Histamine trong huyết thanh gây ra phản ứng đỏ mặt, mẩn ngứa cho những người dễ bị dị ứng da.
Theo đó, nếu đã từng bị dị ứng da trước đây hoặc có tiền sử dùng Niacinamide bị đỏ mặt, hãy lựa chọn chế độ dung nạp Vitamin B qua các thực phẩm ăn hằng ngày thay vì sử dụng các mỹ phẩm thoa tại chỗ.
Các sản phẩm niacinamide chính là sự bổ sung hiệu quả cho quy trình chăm sóc da chống lão hóa hàng ngày. Hãy lựa chọn các sản phẩm chứa nồng độ Niacinamide phù hợp với làn da của bạn. Hãy bắt đầu với tần suất và nồng độ từ thấp tới cao để da làm quen, tránh các phản ứng kích ứng không đáng có. Nếu quá lo sợ các tác dụng phụ khi dùng Niacinamide, hãy ưu tiên các sản phẩm chứa các chiết xuất thiên nhiên, vitamin giúp làm dịu da và tăng cường chống oxy hóa tốt hơn.
Ở nồng độ 1-2% Niacinamide – Phù hợp với người mới bắt đầu: Niacinamide giảm được sự mất nước của da lên đến 24% trong một thời gian dài. Khi thẩm thấu vào da, 1-2% Niacinamide sẽ kích thích quá trình tổng hợp Ceramide cũng như củng cố lớp lipid biểu bì, tăng cường giữ nước cho da cân bằng và thoáng mịn.
>> Sản phẩm gợi ý:
Xem thêm : NNN (No Nut November) là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc
Ở nồng độ 5% Niacinamide: Cải thiện tình trạng tăng sắc tố, thâm mụn cho da đều màu sáng mịn.
>>> Sản phẩm gợi ý: Tinh chất làm mờ thâm nám cho da sáng mịn Clinical Discoloration Repair Serum
Ở nồng độ 10% Niacinamide: Thu nhỏ lỗ chân lông, làm mờ thâm mụn, cải thiện kết cấu toàn diện đưa làn da trở về trạng thái cân bằng tối ưu.
>>> Sản phẩm gợi ý: 10% Niacinamide Booster
Ở nồng độ 20% Niacinamide: nồng độ Niacinamide cao nhất ở thị trường trong thời điểm hiện tại. Ở nồng độ này, Niacinamide giải quyết triệt để các vấn đề về tăng sinh bã nhờn, bít tắc lỗ chân lông cũng như da sần vỏ cam.
>>> Sản phẩm gợi ý: Clinical Niacinamide 20% Treatment
Đừng quên dưỡng ẩm và chống nắng cho da với kem chống nắng phổ rộng SPF 30 trở lên để bảo vệ da toàn diện trước tác động của tia UV.
Trên đây là tác dụng phụ khi dùng Niacinamide và cách khắc phục mà chuyên gia giải đáp cho bạn. Vui lòng liên hệ Dược Mỹ Phẩm Paula’s Choice qua các kênh xã hội Facebook, Website hoặc Hotline 0973 78 2001 để được giải đáp tư vấn nhanh nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 14:39
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024