Ngân hàng nào làm thẻ ATM dưới 18 tuổi là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi việc giao dịch qua ngân hiện nay càng trở nên phổ biến và tiện lợi. Đặc biệt đối với những bậc phụ huynh không ở gần con cái thì việc chu cấp hàng tháng cho con là rất bất tiện nếu các cháu không có thẻ ngân hàng. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc nội dung chi tiết về vấn đề trên.
Bạn đang xem: Ngân hàng nào làm thẻ ATM dưới 18 tuổi
Thẻ ATM là công cụ được ngân hàng phát hành theo chuẩn ISO 7810, với thiết kế hình chữ nhật tiêu chuẩn, có chiều dài: 85.60mm x chiều rộng: 53.98mm. Trên thẻ sẽ thể hiện đầy đủ các thông tin gồm có:
Tên, logo ngân hàng phát hành.
Tên chủ thẻ (trong một số trường hợp tên chủ thẻ quá dài thì sẽ được viết tắt họ hoặc tên lót).
Số thẻ ATM.
Tổ chức liên kết phát hành thẻ như Napas, Visa, Mastercard,…
Thời gian phát hành và hết hạn của thẻ.
Băng từ (thẻ từ) hoặc chip (thẻ chip).
Băng giấy để chủ thẻ ký tên.
Thẻ thường dùng để thực hiện giao dịch tự động tự các máy ATM (viết tắt của Automated Teller Machine hay Automatic Teller Machine) gồm có rút tiền, chuyển khoản, kiểm tra tài khoản, thanh toán hóa đơn,…
Thẻ ghi nợ (debit card)
Thẻ ghi nợ cho phép chủ thẻ giao dịch theo thỏa thuận giữa chủ thẻ và ngân hàng trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản.
Thẻ tín dụng (credit card)
Thẻ tín dụng cho phép chủ thẻ chi trước, hoàn tiền sau trong hạn mức được ngân hàng cho phép. Thẻ tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng hóa/ dịch vụ; nạp, rút tiền mặt.
Thẻ trả trước (prepaid card)
Thẻ trả trước cho phép chủ thẻ giao dịch trong phạm vi số tiền được nạp vào thẻ.
Thẻ trả trước vô danh
Thẻ trả trước vô danh được sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại Việt Nam tại thiết bị chấp nhận thẻ. Chủ thẻ không được sử dụng thẻ này để thực hiện giao dịch trên Internet, ứng dụng trên thiết bị di động và cũng không được dùng để rút tiền mặt.
Thẻ trả trước định danh
Thẻ được sử dụng để thực hiện giao dịch theo thỏa thuận của chủ thẻ và ngân hàng.
Các công dân có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên, đã được cấp giấy chứng minh nhân dân và có đủ năng lực hành vi dân sự đều có thể mở thẻ và sử dụng thẻ ATM tại các ngân hàng. Như vậy, đối tượng được mở thẻ ATM sẽ được mở rộng hơn so với trước, song có giới hạn để đảm bảo an toàn, phù hợp với độ tuổi và nhận thức của người dùng để tránh những rủi ro không đáng có.
Ngoài ra, nếu bố, mẹ, hoặc người lớn tuổi có thể thực hiện mở thẻ chính và sau đó mở thẻ cho con, cháu hoặc người thân bằng hình thức thẻ phụ thì các cá nhân từ 11 tuổi cũng có thể sở hữu cho mình một chiếc thẻ ATM.
Trên thực tế, do không khả quan trong vấn đề chứng minh thu nhập của một số thẻ (thẻ tín dụng) hay việc bảo mật với độ tuổi trên 15 và dưới 18 tuổi (do thường thì trên 18 tuổi mới bắt đầu làm việc và gia nhập vào thị trường lao động để tạo ra thu nhập) nên một số ngân hàng vẫn quy định từ 18 tuổi trở lên mới được làm thẻ.
Để làm thẻ ATM cho người dưới 18 tuổi, bạn cũng cần thực hiện một số bước cơ bản như làm thẻ thông thường.
Bước 1: Bạn cần gọi điện đến tổng đài hoặc đến trực tiếp chi nhánh/ phòng giao dịch gần nhất để trao đổi về nhu cầu làm thẻ ATM cho người dưới 18 tuổi.
Bước 2: Sau khi đã rõ nhu cầu bạn cần chuẩn bị một số hồ sơ, thông thường với thẻ cho độ tuổi dưới 18 tuổi mà là mở thẻ chính thì sẽ là thẻ ghi nợ (tức là có tiền sẵn trong tài khoản mới sử dụng được) thì hồ sơ sẽ gồm:
Xem thêm : Tóc uốn giữ được bao lâu? Và những câu hỏi về tóc sau khi uốn ở tiệm.
Đơn đăng ký mở thẻ (theo mẫu của ngân hàng)
Chứng minh thư/ căn cước công dân/ hộ chiếu
Bước 3: Gửi hồ sơ đến ngân hàng mở thẻ và đợi lấy thẻ.
Thời gian bạn lấy được thẻ có thể trong ngày hoặc từ 3-5 ngày.
Trường hợp, nếu chủ thẻ chính muốn làm thẻ phụ cho người dưới 18 tuổi sử dụng thì cũng cần thông báo với ngân hàng phát hành thẻ chính và làm đơn đề nghị theo mẫu. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định xem có phù hợp với điều kiện và quy định phát hành thẻ phụ không, nếu phù hợp sẽ tiến hành phát hành thẻ cho bạn.
Thẻ ATM dành cho người dưới 18 tuổi cũng sẽ phải chịu các mức phí và lãi suất thông thường như phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí rút tiền hoặc lãi suất (nếu là thẻ tín dụng), các chi phí này sẽ không bị phân biệt là thẻ cho người trên 18 tuổi hay dưới 18 tuổi. Đồng thời, khi đã mở thẻ tại các ngân hàng, tùy vào từng loại thẻ bạn vẫn sẽ được hưởng các ưu đãi đầy đủ khi đủ điều kiện phát hành.
Để năm chi tiết hơn về điều kiện, phí lãi suất khi mở thẻ, các bạn có thể tham khảo trên trang web của các ngân hàng hoặc gọi điện đến tổng đài để được tư vấn.
Theo điều 16 của Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về độ tuổi được ử dụng thẻ ATM ngân hàng như sau:
Đối với thẻ ATM nội địa
Cá nhân đủ từ 15 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Đối với thẻ ghi nợ và thẻ trả trước
Từ 6 – 15 tuổi: Được mở thẻ phụ của thẻ ghi nợ không thấu chi và thẻ trả trước nếu như được người đại diện theo pháp luật đồng ý bằng văn bản.
Từ 15 – 18 tuổi: Được làm thẻ chính và thẻ phụ của thẻ trả trước và thẻ ghi nợ không thấu chi.
Trên 18 tuổi: Được làm thẻ chính của thẻ trả trước và thẻ ghi nợ.
Đối với thẻ tín dụng
Từ 15 – 18 tuổi: Có thể đăng ký làm thẻ tín dụng phụ.
Trên 18 tuổi: Có thể làm thẻ tín dụng chính hoặc phụ nếu như đáp ứng đủ điều kiện mở thẻ của ngân hàng.
Sau đây là bảng tóm tắt độ tuổi được làm loại thẻ ATM nào:
Độ tuổi
Điều kiện
Loại thẻ ATM được dùng
Từ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi
Có năng lực hành vi dân sự, được người đại diện đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ.
Thẻ trả trước, thẻ ghi nợ không thấu chi (*).
Từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
Thẻ trả trước, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng.
Từ 18 tuổi trở lên
Xem thêm : 1 hộp sữa chua ít đường bao nhiêu calo?
Có năng lực hành vi dân sự.
(*) Thẻ ghi nợ không thấu chi là loại thẻ mà khách hàng chỉ được phép rút tiền, thanh toán, chuyển khoản trong hạn mức mà bạn có, ngân hàng sẽ không “tạm ứng” thêm tiền cho khách hàng khi tài khoản hết tiền.
Khi Thông tư 19/2016/TT-NHNN còn hiệu lực, chỉ có cá nhân từ đủ 18 trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mới được sử dụng cả thẻ ghi nợ, thẻ trả trước lẫn thẻ tín dụng. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi dù có tài sản riêng thì cũng chỉ được sử dụng thẻ ghi nợ (không được thấu chi) và thẻ trả trước.
Nhưng đến Thông tư 28/2019/TT-NHNN, cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được sử dụng cả thẻ ghi nợ, tín dụng và thẻ trả trước.
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi cũng được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước với điều kiện được người đại diện theo pháp luật (cha, mẹ) của người đó đồng ý bằng văn bản.
Điều kiện đầu tiên để các ngân hàng làm thẻ ATM dưới 18 tuổi là công dân đó phải có đủ năng lực hành vi nhân sự và phải có căn cước công dân. Đây là điều kiện bắt buộc để bạn có thể sở hữu một tài khoản ngân hàng đứng tên mình. Hoặc có thể sử dụng thẻ phụ khi đủ 11 trở lên, dưới sự đại diện và giám sát của phụ huynh.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong số thủ tục mở thẻ ATM, hầu hết ngân hàng đều đòi hỏi việc chứng minh thu nhập hoặc bảo mật bằng hình thức số điện thoại, email… Vì vậy, để đứng tên tài khoản ATM thì vẫn cần đủ 18 tuổi trở lên.
Tùy thuộc vào chính sách của các ngân hàng mà mỗi ngân hàng sẽ đưa ra những điều kiện cụ thể về làm thẻ ATM dưới 18 tuổi. Như các bạn đã biết, thẻ được chi làm 03 loại thẻ trả trước, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Trong đó, thẻ trả trước và thẻ ghi nợ là thẻ mà bạn sử dụng khi có tiền sẵn trong thẻ hoặc tài khoản, còn thẻ tín dụng là tiêu tiền của ngân hàng trước và trả lại tiền sau.
Đối với thẻ trả trước, hiện có khoảng 10 ngân hàng phát hành thẻ trả trước. Đối với thẻ ghi nợ thì hầu hết các ngân hàng đều có phát hành cho người dưới 18 tuổi. Còn đối với thẻ tín dụng do tính năng khác biệt so với hai loại thẻ trên, ngoài độ tuổi thì bạn cần có tài chính ổn định để đăng ký sử dụng vì vậy các ngân hàng tương đối hạn chế cho phát hành với người dưới 18 tuổi, một số ngân hàng mở thẻ tín dụng: Maritime Bank, Sacombank, DongA Bank, Eximbank…
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng nào làm thẻ ATM dưới 18 tuổi. Có thể kể tên một số ngân hàng tiêu biểu trong dịch vụ này như: ACB, Vietinbank, Citibank, Sacombank,… Trong đó, nổi bật nhất là dịch vụ thẻ 4Student của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank. Đây là dịch vụ dành riêng cho học sinh, sinh viên rất tiện lợi, hấp dẫn, trong đó có giao dịch qua Internet banking và Sacombank plus.
Đối với loại thẻ ghi nợ, người dưới 18 tuổi đều có thể làm loại thẻ này ở hầu hết các ngân hàng.
Đối với loại thẻ trả trước, một số ngân hàng phát hành thẻ này cho người dưới 18 tuổi là SHB, ACB, Nam Á, LienVietPostbank, VIB, Sacombank, VPBank, Vietinbank, Eximbank…
Đối với loại thẻ tín dụng, do đặc tính khác biệt so với hai loại còn lại, các ngân hàng tương đối hạn chế cấp loại thẻ này cho người dưới 18 tuổi là Sacombank, DongA Bank, Eximbank, Maritime Bank, ACB, Citibank,…
Đặc biệt Sacombank còn có dịch vụ thẻ 4Student, là dịch vụ dành riêng cho học sinh, sinh viên.
Để mở thẻ ATM, người mở thẻ chỉ cần đến sở giao dịch của các ngân hàng này để đăng ký tại quầy hoặc gọi tổng đài của ngân hàng để nhận được tư vấn trước khi thực hiện mở thẻ. Tùy theo hình thức thẻ chính hay thẻ phụ mà bạn có thể phải đi cùng người lớn hoặc tự túc.
Để mở thẻ ATM, người mở thẻ chỉ cần đến sở giao dịch của các ngân hàng này để đăng ký tại quầy hoặc gọi tổng đài của ngân hàng để nhận được tư vấn trước khi thực hiện mở thẻ. Tùy theo hình thức thẻ chính hay thẻ phụ mà con bạn có thể phải đi cùng người lớn hoặc tự túc.
Đổi mã PIN sau khi nhận thẻ
Mã PIN có thể hiểu đơn giản là mật khẩu để xác minh người sử dụng khi truy cập vào tài khoản bằng thẻ ATM. Trước khi thực hiện các giao dịch trong thẻ, quý bạn đọc buộc phải đổi mã PIN tại các cây ATM của ngân hàng.
Việc thay đổi mã PIN sau khi nhận được thẻ nhằm bảo mật cho tài khoản của quý bạn đọc. Nếu chẳng may mã PIN của quý bạn đọc bị lộ, người có ý đồ xấu sẽ kiểm soát số tiền trong tài khoản của quý bạn đọc, một khi chiếc thẻ ATM của quý bạn đọc rơi vào tay họ. Vì vậy, quý bạn đọc không được tiết lộ mã PIN cho bất cứ ai.
Không nhờ người lạ rút tiền
Dù quý bạn đọc lần đầu đi rút tiền, chưa biết cách sử dụng cây ATM thì tuyệt đối cũng đừng nhờ người lạ rút tiền hộ. Việc này để tránh lộ thông tin, mật khẩu thẻ của quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc không thể nhờ người thân hướng dẫn thì quý bạn đọc có thể lật mặt sau của thẻ, gọi điện theo đường dây nóng của ngân hàng và nhờ nhân viên của họ hướng dẫn.
Đăng ký dịch vụ Internet Banking
Internet banking là dịch vụ ngân hàng trực tuyến, giúp quý bạn đọc có thể thực hiện giao dịch của mình ở bất cứ đâu thông qua mạng mà không phải đến quầy giao dịch. Vì sự tiện lợi của nó, quý bạn đọc nên đăng ký dịch vụ Internet Banking và cũng để quản lý tài khoản ngân hàng của mình tốt hơn.
Gọi cho tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng khi bị nuốt thẻ
Bước 1: Khi bị nuốt thẻ, trước hết bạn hãy bình tĩnh lại và kiểm tra chắc chắn rằng bạn đã bị nuốt thẻ bằng cách bấm bất cứ phím bấm nào trên cây ATM. Nếu thẻ vẫn không được nhả thì xác định là thẻ đã bị nuốt.
Bước 2: Gọi điện theo số hotline của ngân hàng đó để thông báo bạn đã bị nuốt thẻ.
Bước 3: Sau khi nghe những thông tin mà bạn cung cấp, ngân hàng sẽ hẹn đến phòng giao dịch để nhận lại thẻ. Khi đó bạn hãy nhớ mang Chứng minh nhân dân đi để được nhận lại thẻ.
Trên đây là bài viết Ngân hàng nào làm thẻ ATM dưới 18 tuổi của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi được tư vấn miễn phí.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 13/01/2024 13:03
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024