Bài viết Tính chất của Saccarozo với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính chất của Saccarozo.
Bài giảng: Bài 6: Saccarozo, tinh bột và xenlulozo (tiết 1) – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Bài giảng: Bài 6: Saccarozo, tinh bột và xenlulozo (tiết 2) – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
– Công thức phân tử: C12H22O11
– Công thức cấu tạo: hình thành nhờ 1 gốc α – glucozơ và 1 gốc β – fructozơ bằng liên kết 1,2-glicozit:
– Trong phân tử saccaozơ gốc α – glucozơ và gốc β – fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ (C1 – O – C2)
– Nhóm OH – hemiaxetal không còn nên saccarozơ không thể mở vòng tạo nhóm -CHO
– Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn glucozơ, nóng chảy ở nhiệt độ 185oC
– Có nhiều trong cây mía (nên saccarozơ còn được gọi là đường mía), củ cải đường, thốt nốt…
– Có nhiều dạng sản phẩm: đường phèn, đường kính, đường cát…
Vì không có nhóm chức andehit (-CH=O) nên saccarozo không có tính khử như glucozo (không có phản ứng tráng bạc). Saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng của đisaccarit.
1. Tính chất của ancol đa chức
Xem thêm : Cập nhật phí đường bộ 2023: Bảng biểu phí và thủ tục mua
Dung dịch saccarozơ hòa tan kết tủa Cu(OH)2 thành dung dịch phức đồng – saccarozơ màu xanh lam
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
2. Phản ứng của đisaccarit (thủy phân)
Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ khi:
+ Đun nóng với dung dịch axit
+ Có xúc tác enzim trong hệ tiêu hóa của người
1. Ứng dụng
Saccarozơ được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát… Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc.
2. Sản xuất đường saccarozơ
Saccarozo được sản xuất từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt.
1. Công thức phân tử
– Công thức phân tử C12H22O11.
Xem thêm : Lý thuyết điện trường và bài tập vận dụng
– Công thức cấu tạo: được tạo thành từ sự kết hợp của 2 gốc α-glucozơ bằng liên kết α-1,4-glicozit:
2. Tính chất hóa học
Do khi kết hợp 2 gốc glucozơ, phân tử mantozơ vẫn còn 1 nhóm CHO và các nhóm OH liền kề nên mantozơ có tính chất hóa học của cả Ancol đa chức và anđehit.
– Tác dụng với Cu(OH)2 cho phức đồng – mantozơ màu xanh lam.
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
– Khử [Ag(NH3)2]OH và Cu(OH)2 khi đun nóng. Mantozơ thuộc loại đisaccarit có tính khử.
C12H22O11 + 2AgNO3 + 2NH3 + H2O → 2Ag + NH4NO3 + C12H22O12
– Bị thủy phân khi có mặt axit xúc tác hoặc enzim sinh ra 2 phân tử glucozơ.
C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ)
3. Điều chế
– Mantozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ anzim amilaza (có trong mầm lúa). Phản ứng thủy phân này cũng xảy ra trong cơ thể người và động vật.
Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/02/2024 03:45
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024