Bài viết Tính chất của Saccarozo với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính chất của Saccarozo.
- Nên làm gì để tránh điều không hay và mang lại may mắn trong tháng “cô hồn”? – Đài PTTH Tuyên Quang
- Cách bạn thử xông lá trầu không chữa viêm cổ tử cung đã đúng chưa?
- [Review AZ] Bánh tipo bao nhiêu calo và ăn có béo không?
- Bị ong đốt uống thuốc gì? Những nạn nhân bị ong đốt cần phải nhập viện ngay
- BÁNH OREO BAO NHIÊU CALO? CÁC MÓN NGON VỚI BÁNH OREO
Tính chất của Saccarozo
Bài giảng: Bài 6: Saccarozo, tinh bột và xenlulozo (tiết 1) – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Bài giảng: Bài 6: Saccarozo, tinh bột và xenlulozo (tiết 2) – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
I. Cấu trúc phân tử
– Công thức phân tử: C12H22O11
– Công thức cấu tạo: hình thành nhờ 1 gốc α – glucozơ và 1 gốc β – fructozơ bằng liên kết 1,2-glicozit:
– Trong phân tử saccaozơ gốc α – glucozơ và gốc β – fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ (C1 – O – C2)
– Nhóm OH – hemiaxetal không còn nên saccarozơ không thể mở vòng tạo nhóm -CHO
II. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
– Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn glucozơ, nóng chảy ở nhiệt độ 185oC
– Có nhiều trong cây mía (nên saccarozơ còn được gọi là đường mía), củ cải đường, thốt nốt…
– Có nhiều dạng sản phẩm: đường phèn, đường kính, đường cát…
III. Tính chất hóa học
Vì không có nhóm chức andehit (-CH=O) nên saccarozo không có tính khử như glucozo (không có phản ứng tráng bạc). Saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng của đisaccarit.
1. Tính chất của ancol đa chức
Xem thêm : Hướng dẫn phân biệt rau húng lủi và bạc hà
Dung dịch saccarozơ hòa tan kết tủa Cu(OH)2 thành dung dịch phức đồng – saccarozơ màu xanh lam
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
2. Phản ứng của đisaccarit (thủy phân)
Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ khi:
+ Đun nóng với dung dịch axit
+ Có xúc tác enzim trong hệ tiêu hóa của người
IV. Ứng dụng và sản xuất
1. Ứng dụng
Saccarozơ được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát… Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc.
2. Sản xuất đường saccarozơ
Saccarozo được sản xuất từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt.
V. Đồng phân của saccarozo (Mantozo)
1. Công thức phân tử
– Công thức phân tử C12H22O11.
Xem thêm : Cắt tóc tháng 7 âm ngày nào tốt? Gợi ý ngày đẹp cắt tóc tháng 7 Âm lịch
– Công thức cấu tạo: được tạo thành từ sự kết hợp của 2 gốc α-glucozơ bằng liên kết α-1,4-glicozit:
2. Tính chất hóa học
Do khi kết hợp 2 gốc glucozơ, phân tử mantozơ vẫn còn 1 nhóm CHO và các nhóm OH liền kề nên mantozơ có tính chất hóa học của cả Ancol đa chức và anđehit.
– Tác dụng với Cu(OH)2 cho phức đồng – mantozơ màu xanh lam.
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
– Khử [Ag(NH3)2]OH và Cu(OH)2 khi đun nóng. Mantozơ thuộc loại đisaccarit có tính khử.
C12H22O11 + 2AgNO3 + 2NH3 + H2O → 2Ag + NH4NO3 + C12H22O12
– Bị thủy phân khi có mặt axit xúc tác hoặc enzim sinh ra 2 phân tử glucozơ.
C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ)
3. Điều chế
– Mantozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ anzim amilaza (có trong mầm lúa). Phản ứng thủy phân này cũng xảy ra trong cơ thể người và động vật.
Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
- Lý thuyết Glucozo
- Lý thuyết Saccarozo
- Lý thuyết Tinh bột
- Lý thuyết Xenlulozo
Săn SALE shopee Tết:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp