Phản ứng Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + H2O
1. Phương trình phản ứng Fe3O4 tác dụng HNO3
2. Điều kiện phản ứng Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3
Điều kiện: Không có
3. Cân bằng phương trình oxi hóa khử Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Cân bằng: 3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
4. Cách tiến hành phản ứng cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3
Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch axit nitric HNO3.
5. Hiện tượng hóa học
Hiện tượng sau phản ứng thoát ra khí không màu NO hóa nâu trong không khí.
6. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
6.1. Bản chất của Fe3O4 (Sắt từ oxit)
– Trong phản ứng trên Fe3O4 là chất khử.
– Oxit sắt từ có tính khử thể hiện khi tác dụng với các chất có tính oxi hoá mạnh như: HNO3, H2SO4 đặc…
6.2. Bản chất của HNO3 (Axit nitric)
– Trong phản ứng trên HNO3 là chất oxi hoá.
– HNO3 tác dụng với oxit bazo, bazo, muối mà kim loại trong hợp chất chưa lên hoá trị cao nhất.
7. Tính chất của sắt từ oxit Fe3O4
7.1. Định nghĩa
Là hỗn hợp của hai oxit FeO, Fe2O3. Có nhiều trong quặng manhetit, có từ tính.
Công thức phân tử Fe3O4
7.2. Tính chất vật lí oxit sắt từ
Là chất rắn, màu đen, không tan trong nước và có từ tính.
7.3. Tính chất hóa học oxit sắt từ
+ Tính oxit bazơ
Fe3O4 tác dụng với dung dịch axit như HCl, H2SO4 loãng tạo ra hỗn hợp muối sắt (II) và sắt (III).
Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3+ FeCl2 + 4H2O
Fe3O4 + 4H2SO4 loãng→ Fe2(SO4)3+ FeSO4 + 4H2O
+ Tính khử
Fe3O4 là chất khử khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh:
3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3+ NO + 14H2O
2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 10H2O
+ Tính oxi hóa
Fe3O4 là chất oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh ở nhiệt độ cao như: H2, CO, Al:
Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O
Fe3O4+ 4CO → 3Fe + 4CO2
3 Fe3O4 + 8Al → 4Al2O3 + 9Fe
7.4. Ứng dụng
– Quặng manhetit có hàm lượng sắt cao nhất được dùng trong ngành luyện gang, thép.
– Fe3O4 hạt nano được dùng để dánh dấu tế bào và xử lí nước bị nhiểm bẩn.
8. Tính chất hóa học của HNO3
– Axit nitric là một dung dịch nitrat hydro có công thức hóa học HNO3 . Đây là một axit khan, là một monoaxit mạnh, có tính oxy hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ, có hằng số cân bằng axit (pKa) = −2.
– Axit nitric là một monoproton chỉ có một sự phân ly nên trong dung dịch, nó bị điện ly hoàn toàn thành các ion nitrat NO3− và một proton hydrat, hay còn gọi là ion hiđroni.
H3O+ HNO3 + H2O → H3O+ + NO3-
– Axit nitric có tính chất của một axit bình thường nên nó làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
– Tác dụng với bazo, oxit bazo, muối cacbonat tạo thành các muối nitrat
2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O
2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O
2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2
– Axit nitric tác dụng với kim loại: Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat và nước .
Xem thêm : Nước tiểu khi mang thai thay đổi như thế nào? Những điều mẹ cần biết
Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO + H2O ( to)
Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O
Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2
Mg(rắn) + 2HNO3 loãng lạnh → Mg(NO3)2 + H2 (khí)
– Nhôm, sắt, crom thụ động với axit nitric đặc nguội do lớp oxit kim loại được tạo ra bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp.
– Tác dụng với phi kim (các nguyên tố á kim, ngoại trừ silic và halogen) tạo thành nito dioxit nếu là axit nitric đặc và oxit nito với axit loãng và nước, oxit của phi kim.
C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2
P + 5HNO3 đặc → 5NO2 + H2O + H3PO4
3C + 4HNO3 loãng → 3CO2 + 4NO + 2H2O
– Tác dụng với oxit bazo, bazo, muối mà kim loại trong hợp chất này chưa lên hóa trị cao nhất:
FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2
– Tác dụng với hợp chất:
3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3Skết tủa + 2NO + 4H2O
PbS + 8HNO3 đặc → PbSO4 kết tủa + 8NO2 + 4H2O
Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với HNO3.
– Tác dụng với nhiều hợp chất hữu cơ: Axit nitric có khả năng phá hủy nhiều hợp chất hữu cơ, nên sẽ rất nguy hiểm nếu để axit này tiếp xúc với cơ thể người.
9. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Fe3O4 có thể tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây?
A. CO, H2SO4
B. HNO3, KCl
C. H2, NaOH
D. HCl, MgCl2
Lời giải:
Câu 2. Cho các chất sau: Fe(OH)3, Fe3O4, FeSO4, Fe(NO3)2. Số chất tác dụng với dung dịch HCl là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Lời giải:
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 6,96 gam Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng sau phản ứng thu được khí không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất). Tính thể tích khí thu được ở đktc là:
A. 224 ml
B. 448 ml
C. 336 ml
D. 896 ml
Lời giải:
Câu 4. Chất nào dưới đây không phản ứng với HNO3 đặc nguội
A. Zn
B. Cu
C. Fe
D. Ag
Lời giải:
Câu 5. Dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết 3 dung dịch mất nhãn sau: HNO3, H2SO4, H2O
A.quỳ tím và dung dịch BaCl2
B. quỳ tím và dung dịch NaOH
C. dung dịch NaOH
D. Na và dung dịch quỳ tím
Lời giải:
Câu 6. Dung dịch Fe2+ không làm mất màu dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4
B. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4
Xem thêm : Biển số xe 59 là tỉnh nào, ký hiệu theo từng quận, huyện và vai trò của biển số xe
C. Dung dịch Br2
D. Dung dịch CuCl2
Lời giải:
Câu 7. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Al, Cu, Ag.
B. Al, Fe, Cu.
C. Fe, Cu, Ag.
D. Al, Fe, Ag
Lời giải:
Câu 8. Trộn 5,4 gam bột Al với 17,4 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 5,376 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
A. 80%.
B. 90%.
C. 70%.
D. 60%.
Lời giải:
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 2M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch B và 2,24 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Thành phần phần trăm khối lượng Fe2O3 trong dung dịch A là:
A. 62,5%
B. 37.5%
C. 40%
D. 60%.
Lời giải:
Câu 10. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:
A. Fe(NO3)2, H2O
B. Fe(NO3)2, AgNO3
C. Fe(NO3)3, AgNO3
D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3
Lời giải:
Câu 11. Nhận định đúng về phản ứng điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng
NaNO3 + H2SO4 → HNO3 + NaHSO4.
A. có thể dùng axit sunfuric loãng.
B. có thể thay thế natri nitrat bằng kali nitrat.
C. axit nitric thu được ở dạng lỏng không cần làm lạnh.
D. đây là phản ứng oxi hóa khử.
Lời giải:
Câu 12. Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp Al(NO3)3 và Fe(NO3)2 thu được 47,3 gam chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch NaOH thấy có 0,3 mol NaOH phản ứng. Khối lượng hỗn hợp muối là
A. 88,8.
B. 135,9.
C. 139,2.
D. 69,6.
Lời giải:
Câu 13. Cho Na2O vào dung dịch muối X, thu được kết tủa màu trắng. Muối X là chất nào sau đây?
A. NaCl.
B. FeCl3.
C. CuCl2.
D. MgCl2.
Lời giải:
Câu 14. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Lời giải:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 24/01/2024 13:24
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024