Gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi: Con tôi hiện đang học lớp 11, sau giờ học cháu theo các bạn đi chơi và bị liên can trong vụ việc đánh nhau với nhóm khác. Cháu bị Công an phường mời lên làm việc nhiều lần để lấy lời khai, Công an phường thông báo với gia đình là cháu phạm tội gây rối trật tự công cộng. Cho tôi hỏi, tội gây rối trật tự công công cộng có bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Bạn đang xem: Gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào?
Trả lời: Nội dung câu hỏi của bạn, xin được trao đổi như sau:
Gây rối trật tự công cộng là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước, xâm phạm đến quyền và lợi ích tổ chức, cá nhân.
Hành vi gây rối trật tự công cộng có thể thể hiện qua một số các hành vi như sau:
– Dùng lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một hoặc nhiều người;
– Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị ở nơi công cộng;
– Hò hét, tạo tiếng động gây ầm ĩ, đua xe máy trái phép;
– Tụ tập ẩu đả, đánh nhau ở nơi công cộng.
– Những hành vi khác,….
Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại về vật chất; hoặc phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội. Vì vậy, đối với hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ có những chế tài xử phạt riêng biệt nhằm co hẹp cơ hội hành vi này có thể phát sinh trong tương lai.
Thứ nhất, Về xử phạt hành chính
Xem thêm : Cải bó xôi nấu gì ngon? Cách chế biến cải bó xôi thơm ngon, chuẩn vị không phải ai cũng biết
Căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, thì hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử lý như sau:
Người có hành vi gây rối trật tự công cộng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Mức hình phạt thấp nhất là từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng và mức hình phạt cao nhất lên đến 40.000.000 đồng đối với các hành vi được cho là gây rối trật tự công cộng.
– Người có hành vi gây rối trật tự công cộng còn có thể phải chịu một số hình thức xử phạt bổ sung như:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng
+ Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06 tháng
+ Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính;
– Người có hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ phải thực hiện một trong số các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn ;
+ Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm;
Xem thêm : Luộc cua bao lâu thì chín? Bí quyết luộc cua không tanh, ngon như nhà hàng 5 sao
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
+ Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh
Như vậy,Người có hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị xử phạt hành chính là phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi gây rối trật tự công cộng còn phải chịu một số các hình phạt bổ sung và buộc thực hiện các Biện pháp khắc phục hậu quả từ hành vi gây rối trật tự công cộng mà mình gây ra.
Thứ hai, Về xử lý hình sự
Người thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị truy cứu TNHS về Tội gây rối trật tự công cộng tại Điều 318 BLHS 2015 nếu gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Tội phạm này hình phạt như sau:
– Khung hình phạt cơ bản: bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Nếu vi phạm một trong số các tình tiết tăng nặng tại khoản 2 Điều này thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy, Người thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị truy cứu TNHS về Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017) với mức hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.
Ngoài các chế tài về xử phạt hành chính và xử lý trách nhiệm hình sự theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, Hội đồng kỷ luật của trường học nơi con bạn đang theo học sẽ có hình thức kỷ luật phù hợp về hành vi vi phạm pháp luật của con bạn theo quy định.
Do con bạn đang học lớp 11, khi vi phạm pháp luật cháu chưa đủ 18 tuổi thuộc đối tượng: “Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi” được trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định tại khoản 5 Điều 7 của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Trong trường hợp này, Cơ quan CSĐT nơi thụ lý vụ việc sẽ có văn bản đề nghị hoặc gia đình bạn trực tiếp đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh yêu cầu cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp miễn phí cho con bạn từ giai đoạn điều tra đến xét xử.
Xin trao đổi để bạn được rõ.
Hoàng Sơn – Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 24/01/2024 09:52
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024