Pháp luật và đạo đức đều là những quy phạm xã hội để điều chỉnh hành vi xử sự của con người. Giữa pháp luật và đạo đức thường xuyên có những mối quan hệ, tác động qua lại đan xen lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau cho dù bản thân chúng có những điểm riêng biệt. Vậy cụ thể mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ra sao? Mời Khách hàng cùng theo dõi nội dung bài viết.
- [HỎI ĐÁP] Đau xương khớp có ăn được cà tím không? Cà tím chữa bệnh khớp hiệu quả không? Tác dụng của cà tím với bệnh khớp
- Đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm có vi phạm pháp luật hay không?
- 16 Tuổi Làm Thẻ ATM Được Không? Ngân Hàng Nào Hỗ Trợ?
- CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ
- Chất nào sau đây không dẫn điện được
Khái niệm pháp luật và đạo đức
Pháp luật là một yếu tố điều chỉnh không thể thiếu trong một Nhà nước, trong xã hội có giai cấp. Pháp luật ra đời và tồn tại một cách khách quan để đáp ứng nhu cầu quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội. Nó tồn tại song song với nhiều hiện tượng xã hội khác cùng thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội. Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Bạn đang xem: Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội. Đạo đức là những quan điểm, quan niệm của con người về các phạm trù thuộc đời sống tinh thần của xã hội nhờ đó con người tự nhận thức, tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp trước những lợi ích đặt ra. Đạo đức được thể hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Có thể thấy pháp luật và đạo đức đều là những hệ thống chuẩn mực nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích duy trì, phát triển và bảo vệ trật tự xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị.
Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức
Pháp luật và đạo đức đều thuộc về yếu tố kiến trúc thượng tầng và đều là những hệ thống chuẩn mực nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích duy trì, phát triển và bảo vệ trật tự xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ tác động tương hỗ với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh hành vi xử sự của con người và duy trì trật tự xã hội. Vì vậy giữa pháp luật và đạo đức luôn có một mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức được thể hiện:
Thứ nhất là tác động của đạo đức tới pháp luật
Có thể thấy đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện các quy định của pháp luật. Các cá nhân trong xã hội thực hiện một hành vi pháp luật hợp pháp không phải vì họ hiểu các quy định của pháp luật mà có thể do xuất phát từ các quy tắc của đạo đức. Nhiều quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi các chuẩn mực đạo đức được nhà nước sử dụng và nâng lên thành quy phạm pháp luật.
+ Đạo đức là cơ sở, môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật. Đạo đức là yếu tố không thể thiếu được trong mỗi con người. Những quan niệm, quy tắc đạo đức được thừa nhận trong pháp luật góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn. Đối với những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ cản trở thực hiện pháp luật trong thực tế.
+ Nhiều quan điểm đạo đức được thể chế hoá trong pháp luật, nhiều quy tắc đạo đức phù hợp với ý chí của nhà nước được thừa nhận trong pháp luật qua đó góp phần tạo nên pháp luật.
+ Những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ trở thành tiền đề để hình thành nên những quy phạm thay thế chúng, từ đó cũng góp phần hình thành nên pháp luật.
+ Ý thức đạo đức cá nhân có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. Người có ý thức đạo đức cao trong mọi trường hợp đều nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, không lợi dụng sơ hở, hạn chế mà lách luật, trốn luật.
Thứ hai là tác động của pháp luật tới đạo đức
Xem thêm : Quyền học được học thường xuyên học suốt đời của công dân
Pháp luật không chỉ là sự ghi nhận các chuẩn mực đạo đức, mà còn là công cụ phương tiện bảo vệ chuẩn mực đạo đức một cách hữu hiệu bằng các biện pháp, chế tài cụ thể. Pháp luật có vai trò to lớn trong việc duy trì, bảo vệ và phát triển các quy tắc đạo đức phù hợp, tiến bộ trong xã hội.
+ Pháp luật khẳng định, bảo vệ và phát huy những nguyên tắc, chuẩn mực của truyền thống đạo đức.
+ Pháp luật không chỉ ghi nhận đạo đức mà còn là phương tiện đảm bảo cho đạo đức thực hiện trong cuộc sống thông qua các biện pháp tác động của Nhà nước.
Những quan niệm đạo đức được pháp luật thừa nhận sẽ được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. Do đó những quan niệm đạo đức sẽ có phạm vi tác động đến mọi chủ thể và được bảo đảm bằng các biện pháp quyền lực nhà nước.
+ Pháp luật còn có tác động giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức.
+ Pháp luật cũng có thể loại bỏ các chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, cải tạo các chuẩn mực đạo đức, góp phần tạo nên những chuẩn mực đạo đức mới, phù hợp hơn với tiến bộ xã hội.
Ví dụ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức
Thực tế cho thấy giữa pháp luật và đạo đức luôn có một mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Để làm rõ mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức thì bài viết xin đưa ra ví dụ để độc giả thấy rõ hơn
– Pháp luật tác động đến đạo đức thể hiện rất rõ qua nhiều khía cạnh.
+ Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015: “Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được mọi người thừa nhận và tôn trọng.
+ Hay trong Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 theo quy định tại điều 8 thì điều kiện kết hôn như sau:
Xem thêm : Làm việc an toàn lao động trong kho lạnh như thế nào?
” Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.
Pháp luật đã bỏ các chuẩn mực đạo đức lỗi thời, loại bỏ tư tưởng cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, tảo hôn, kết hôn sớm…
– Tác động của đạo đức đến pháp luật:
Đạo đức của con người là cơ sở, môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật. Đạo đức con người không cho phép thực hiện các hành vi giết người nên các chủ thể tuân thủ và thực hiện nghiêm hành vi lối sống ứng xử của bản thân.
Qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức cho thấy giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Một xã hội có nền tảng đạo đức tốt sẽ là cơ sở để pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và tự giác. Mặt khác, pháp luật nghiêm sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc giữ gìn, phát triển nền đạo đức xã hội tốt đẹp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp