Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity) là quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp hoặc các thành viên cùng góp vốn đối với tài sản của doanh nghiệp. Tổng vốn chủ sở hữu bao gồm phần còn lại sau khi khấu trừ các khoản nợ phải trả. Có thể nói vốn chủ sở hữu là số tiền đầu tư vào doanh nghiệp trừ đi số tiền đi vay.
Nguồn vốn chủ sở hữu có thường xuyên và ổn định được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như chênh lệch giá cổ phiếu, giá trị tài sản, lợi nhuận kinh doanh,… Khi doanh nghiệp ngừng kinh doanh hay phá sản, tài sản của doanh nghiệp sẽ được ưu tiên trả nợ, phần còn lại chia cho chủ sở hữu theo tỷ lệ góp vốn.
Bạn đang xem: Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính và những lưu ý quan trọng cho nhà đầu tư
Vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ điều gì? Chứng tỏ doanh nghiệp đó có hoạt động kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận tốt. Ngược lại, nếu vốn chủ sở hữu giảm thì đồng nghĩa với việc nguồn tài trợ cho doanh nghiệp bị giảm, quy mô sản xuất sẽ bị thu hẹp lại, lợi nhuận thấp hoặc lỗ.
Ví dụ: Một doanh nghiệp được định giá 5 tỷ VNĐ và số khoản vay 4 tỷ VNĐ. Vậy vốn chủ sở hữu trong trường hợp này là 1 tỷ VNĐ.
Tùy theo mô hình kinh doanh mà vốn chủ sở hữu bao gồm các thành phần khác nhau. Về cơ bản vốn chủ sở hữu được tạo thành từ các yếu tố sau:
Tuy nhiên, yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất là vốn cổ đông và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Theo Khoản 34, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên, chủ sở hữu công ty đóng góp hoặc cam kết đóng góp khi thành lập công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được mua tại thời điểm thành lập công ty cổ phần.
Xem thêm : 7 mẹo đơn giản để học bài nhanh thuộc và nhớ lâu
Giá trị vốn hóa thị trường là số tiền để mua toàn bộ vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm mua. Ngoài ra, đây là một đặc điểm quan trọng giúp nhà đầu tư xác định rủi ro và lợi nhuận cổ phiếu của một công ty. Vốn hóa là cơ sở để đánh giá quy mô của công ty và phụ thuộc vào giá trị của cổ phiếu, sự biến động của cổ phiếu theo thời gian.
Trong khi đó, vốn chủ sở hữu là cơ sở để tính giá trị thực của công ty thông qua tài sản mà không phụ thuộc vào giá trị của cổ phiếu nên không bị biến động theo thời gian.
Công thức tính vốn hoá thị trường:
Ví dụ: Tính vốn hoá của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)
Giá đóng cửa của PNJ 2/11/2022 là P = 101.600 đồng.
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là: KLCP = 246.078.301 cổ phiếu.
Xem thêm : Quá Trình Nhân Đôi ADN Diễn Ra Theo Nguyên Tắc Nào?
Vậy vốn hoá của PNJ là: P x KLCP = 101.600 x 246.078.301 = 25.001.555.381.600 đồng ( ~ 25.001 tỷ đồng).
Trong đó:
Ví dụ:
Một công ty sản xuất có vốn đầu tư ước tính là 10 tỷ đồng. Tổng giá trị thiết bị của nhà máy là 7 tỷ đồng. Hàng tồn kho và nguyên vật liệu hiện tại ước tính khoảng 3 tỷ đồng. Ngoài ra, các khoản phải thu của công ty sản xuất này là 2 tỷ đồng.
Công ty hiện đang nợ khoản vay 4 tỷ đồng để mua dụng cụ phục vụ nhà xưởng, 300 triệu đồng lương nhân viên, 3 tỷ đồng cho một nhà cung cấp hàng hóa. Vậy vốn chủ sở hữu của công ty được tính theo công thức sau: VCSH = Tổng tài sản – Tổng nợ = (10 + 7 + 3 + 2) – (4 + 0.3 + 3) = 14.7 tỷ đồng.
Trường hợp ghi nhận giảm vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu được ghi nhận tăng trong các trường hợp sau:
Tóm lại các doanh nghiệp muốn hoạt động bình thường cần có vốn chủ sở hữu đáp ứng quy mô kinh doanh. Hiểu được các nguồn hình thành hay cách tính vốn chủ sở hữu giúp bạn xây dựng cơ cấu vốn hiệu quả. Hy vọng những thông tin ZaloPay đã cung cấp ở trên hữu ích đối với các bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 02/03/2024 17:26
Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu
SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…