Bên cạnh việc chọn hạt giống tốt, phân bón tốt thì chúng ta cần phải chọn loại đất trồng cây sao cho phù hợp. Mỗi loại đất đều có đặc tính riêng, ưu nhược điểm khác nhau. Vậy nên chúng ta có thể cân nhắc kĩ khi sử dụng các loại đất này với những loại rau phù hợp.
Dưới đây là 4 loại đất: đất thịt, đất cát, đất sét, đất phù sa.
Bạn đang xem: 4 Loại đất trồng cây phổ biến
Đất thịt
Đầu tiên, phải kể đến đất thịt – loại đất hoàn hảo nhất trong tất cả loại đất trồng quanh năm. Đất thịt có kết cấu gồm có mùn, cát, sét. Loại đất này được chia làm 2 loại: khi đất thịt chứa nhiều hàm lượng cát hơn là đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha, còn nhiều hàm lượng đất sét hơn là đất thịt nặng hoặc đất thịt pha sét. Về ưu điểm, đất thịt có độ tơi xốp, thoáng khí, giữ nước và giàu dinh dưỡng và thành phần hữu cơ. Về nhược điểm, nếu cung cấp độ ẩm không đủ thì đất rất dễ bị vỡ vụn, còn nếu tưới quá nhiều nước sẽ gây ra trường hợp ngập úng dẫn đến chết cây.
Bất kì loại cây nào cũng trồng được trên loại đất này.
– Các loại rau phổ biến phát triển tốt trên đất thịt pha: dưa chuột, hành tây, cà chua, rau diếp, bầu, húng quế, các loại rau thơm,…
– Các loại rau phổ biến trong đất thịt pha cát: củ cải, cà rốt, các loại rau xanh Châu Á như rau muống, họ nhà cải, rau ngót, xà lách,…
– Tất cả các loại hoa cũng phát triển trên đất nhiều mùn: hoa hồng, hoa hướng dương, hoa cúc,…
– Các loại cây: xoài, mận, cam, quýt, ổi, bưởi,…
– Các loại thảo mộc và gia vị cũng phát triển tốt ở đất thịt: húng quế, hoa oải hương, rau thơm,..
Xem thêm : Tuổi Canh Ngọ Sinh Con Năm 2023 Có Hợp Không? Luận giải chi tiết nhất
Muốn cải tạo đất thịt, ta cần:
– Bổ sung phân hữu cơ giúp tăng tính gắn kết cả các hạt đất nhằm cải thiện cấu trúc đất và tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích sinh sống.
– Ủ rác hữu cơ giúp tăng chất hữu cơ và thúc đẩy sự hoạt động của trùn.
– Trồng các giống cây luân phiên nhau.
– Làm luống trồng cao để đất dễ thoát nước.
– Không cày bừa nhiều vì sẽ làm mất chất hữu cơ trong đất.
Đất phù sa
Tiếp đến là đất phù sa hay còn được gọi là đất trồng cây lý tưởng.Đất phù sa thường có nhiều tại những bãi bồi của sông lớn. Cũng giống như đất thịt, đất phù sa được chia thành hai loại là đất phù sa nhẹ và đất phù sa nặng tuỳ thuộc vào hàm lượng thành phần phù sa có trong đất. Có thể nói, đất phù sa là một trong những loại đất màu mỡ nhất. Đất giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất, rất tơi xốp vì có nhiều mùn trong tự nhiên, có khả năng thoát nước tốt. Đây là loại đất không lẫn các tạp chất gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cây. Loại đất này là một trong những loại đất trồng tốt nhất vậy nên gần như không có điểm hạn chế gì.
Vì đất phù sa có nhiều ưu điểm nên ta cũng không mất quá nhiều công sức để cải tạo đất. Đất phù sa nhẹ có hàm lượng thành phần phù sa từ 60 – 80%, hầu như thích hợp với tất cả các loại cây trồng, giúp giữ chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Các loại cây thích hợp để trồng trên đất phù sa nhẹ gồm các loại cây lương thực, các loại hoa màu và rau, các loại cây họ đậu, các loại cây ăn quả,.. Phù sa nặng có hàm lượng thành phần phù sa cao trên 80% nên có kết cấu chặt, khả năng thoát nước kém hơn đất phù sa nhẹ. Đất phù sa nặng thích hợp để trồng cỏ, các loại cây ngũ cốc hoặc hoa quả.
Các thành phần hạt mịn trong phù sa rất dễ bị rửa trôi khi gặp trời mưa làm cho đất phù sa nghèo dinh dưỡng, ta cần cải tạo đất bằng cách:
– Thường xuyên bổ sung thêm chất hữu cơ vào đất giúp các thành phần hạt mịn của phù sa có có cấu trúc ổn định hơn.
Xem thêm : Cơ cấu tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam
– Đối với loại đất phù sa nặng thì tăng thêm hàm lượng chất hữu cơ và cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cây trồng.
– Nhặt sạch cỏ, phơi nắng vài ngày sau khi thu hoạch
– Luân canh các giống cây khác nhau để thay đổi đặc tính của đất.
– Sau khi thu hoạch, để lại phần thân rễ để cung cấp chất dinh dưỡng cho vụ sau.
Đất sét
Đất sét là loại đất bao gồm các hạt khoáng rất mịn và không nhiều chất hữu cơ. Đất sét có độ két dính cao và kết cấu đặc. Do khả năng thoát nước kém nên đất dễ bị ngập úng khi mưa và nứt nẻ khi bị khô hạn. Đất sét là loại đất nghèo chất hữu cơ, dễ bị nén chặt khiến rễ cây trồng khó phát triển. Tuy đất sét không phải loại đất thường dùng để trồng cây nhưng lại rất hợp để lót cho đất thịt giúp giữ nước tốt và cố định địa chất tốt.
Đất cát
Đất cát được hình thành do sự phân huỷ hoặc phân mảnh của các loại đá. Đặc điểm là có những hạt cát rơi, thô, sạn. Đất cát là loại đất nhẹ, ẩm, khô và ít chất dinh dưỡng. Có khả năng thoát nước nhanh và dễ đào xới do co tỉ lệ cát cao và ít sét, dễ bị rửa trôi do mưa nên có xu hướng khô vào mùa hè và ít chất dinh dưỡng. Khi đất khô thì rời rác, khi ướt thì đất dính chặt, nghèo mùn. Đất cát dễ đào xới và có thể trồng trọt sớm hơn vào mùa xuân với các loại đất khác, không dễ bị ảnh hưởng của sương lạnh như đất sét. Do là loại đất nghèo dinh dưỡng và giữ nước kém nên đất cát chỉ thích hợp trồng các loại củ trồng dưới đất như củ khoai tây, khoai lang,…
Tổng kết lại trong 4 loại đất trồng cây trên thì hai loại đất thịt và đất phù sa được sử dụng phổ biến vì có độ xốp vừa đủ, giàu dinh dưỡng, giàu mùn, khả năng giữ nước và thoát nước tốt.
Chúc bạn tìm được loại đất trồng cây phù hợp nhé !
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp