Ớt chỉ thiên là loại ớt được trồng phổ biến ở nước ta ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Giống ớt này dễ trồng, có thể thu hoạch trong thời gian ngắn và đặc biệt mang lại giá trị kinh tế cao.
Vì bài khá dài, bạn có thể bấm chọn nội dung quan tâm ở mục lục bên dưới.
#1. Kinh nghiệm chọn thời vụ trồng ớt chỉ thiên
Để đạt sản lượng cao, ít sâu bệnh và ảnh hưởng bởi thời tiết cũng như tưới tiêu, chống úng, bà con nông dân thường trồng ớt chỉ thiên hai vụ trong năm. Cụ thể:
Vụ đông xuân (vụ chính)
Gieo hạt tháng 7 đến cuối tháng 8 dương lịch (dl).
Trồng vào tháng 8 đến cuối tháng 9 dl.
Bắt đầu thu hoạch từ tháng 11 đến giữa tháng 2 – 3 dl năm sau.
Vụ hè thu
Gieo hạt vào tháng 1 đến cuối tháng 2 dl.
Trồng vào cuối tháng 2.
Bắt đầu thu hoạch từ tháng 4 đến đầu tháng 7 dl năm sau.
Tùy theo vùng miền và đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, thời điểm vào vụ sẽ khác nhau. Chẳng hạn:
Thời vụ trồng ớt chỉ thiên ở miền Bắc
Ở miền Bắc, 1 năm có thể làm 3 vụ ớt chỉ thiên:
Vụ sớm: Gieo vào tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 1 dl.
Vụ chính: Gieo vào tháng 10 – 11 thu hoạch bắt đầu 2 – 3 dl.
Vụ hè thu: Gieo vào tháng 4 – 5 thu hoạch vào tháng 8 – 9 dl.
Thời vụ trồng ớt chỉ thiên ở miền Trung
Mùa mưa bão ở miền Trung rơi vào tháng 9 – 10 dl hàng năm, nên bà con thường tập trung vào vụ chính (gieo tháng 10 – 11, thu hoạch từ 1 – 2 dl).
Một số năm thời tiết thuận lợi (ít mưa bão) có thể trồng được cả 3 vụ.
Tháng 8 đến tháng 11 dương lịch là mùa nước nổi miền Tây, ớt chỉ thiên được trồng vào vụ chính (gieo tháng 10, thu tháng 2 dl) và vụ hè thu (gieo tháng 4, thu tháng 8).
#2. Kinh nhiệm chọn giống ớt chỉ thiên
Hiện nay có rất nhiều giống ớt chỉ thiên, mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm riêng. Bên cạnh giống cho năng suất cao, trái đẹp, bạn nên:
Chọn loại phù hợp với điều kiện khí hậu, mùa vụ, cây phát triển tốt, ít sâu bệnh.
Mua hạt giống ở nơi uy tín, nguồn gốc rõ ràng.
Kiểm tra kỹ gói hạt giống và ngày sản xuất để hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao nhất.
Ví dụ một số loại hạt giống ớt chỉ thiên được bà con ở một số địa phương ưa chuộng:
Bình Định: F1 GM-4000, F1 207, TN341, TN026, TN600, …
Đất trồng tốt nhất cho ớt chỉ thiên là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu vôi và chất dinh dưỡng, chủ động được tưới tiêu. Có độ PH khoảng 6 – 6.5.
Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là 25-28 độ C ban ngày, 18-22 độ C ban đêm.
Ruộng trồng có nhiều ánh sáng (nếu thiếu ánh sáng nhất là thời kỳ ra hoa thì sẽ giảm tỷ lệ đậu quả).
Cây ớt chỉ thiên chịu được hạn nhưng không chịu được úng.
Thời kỳ ra hoa đậu quả, độ ẩm đất và không khí ảnh hưởng rất lớn đến việc số lượng và chất lượng quả.
Nếu độ ẩm thấp dưới 70%, quả ớt hay bị cong và vỏ quả không mịn, nếu độ ẩm quá cao trên 80% bộ rễ kém phát triển còi cọc.
#4. Kinh nghiệm gieo hạt ớt chỉ thiên
Để hạt giống nảy mầm nhanh, có tỉ lệ nảy mầm cao, cây con khỏe, đồng đều, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây.
Xử lý hạt giống
Ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong khoảng 12 giờ.
Vớt ra rửa sạch nhớt rồi ủ ấm hạt cho tới gần nứt nanh thì đem gieo.
Tưới ẩm cây con 3 – 4 giờ để cây không bị đứt rễ, nhổ cây vào sáng sớm hay chiều mát, tránh dập nát.
Chọn cây con thân cứng, mập, khoảng cách các lá ngắn, không bị sâu bệnh hại, cây có 5 – 6 lá thật.
Chuẩn bị trồng cây giống
Đất trồng cần được bừa kỹ (sâu từ 20 – 30 cm), phơi ải, sạch cỏ, lên luống.
Trồng vào mùa mưa thì luống cao 25 – 30 cm, mua khô thì luống nên cao 20 – 25 cm.
Luống trồng ớt phải che phủ (bằng màng phủ nông nghiệp, rơm rạ hoặc vỏ trấu,…).
Nên trồng cây con ớt chỉ thiên vào lúc chiều mát, sau đó tưới ẩm, ngày tưới 1 – 2 lần tùy thời tiết.
#5. Kinh nghiệm bón phân cho ớt chỉ thiên
Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia có trong danh mục quy định của bộ Nông nghiệp. Ưu tiên lựa chọn các loại phân hữu cơ đã qua xử lý hoai mục, phân hữu cơ vi sinh.
Không nên sử dụng các loại phân có nguy cơ ô nhiễm cao như: Phân bắc, phân chuồng tươi, nước giải, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp chưa qua xử lý để bón trực tiếp cho cây.
Bón lót
Phân chuồng phải qua xử lý, vôi bột, lân.
Rạch hàng rắc đều phân rồi lấp đất kín hết phân, phải bón trước khi trồng ít nhất 5 – 10 ngày.
Bón thúc
Giai đoạn 1 (sau khi cây hồi xanh 7 – 10 ngày): Dùng 10% phân đạm hòa loãng để tưới, sau đó tưới lại bằng nước lã.
Giai đoạn 2 (cây ra hoa): Bón 30%N, 30 % K.
Giai đoạn 3 (quả rộ): Bón 30% N, 40% K.
Giai đoạn 4 (au thu quả đợt 1): Bón 30% N, 30% K.
Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.
#6. Kinh nghiệm tưới nước cho cây ớt chỉ thiên
Ớt chỉ thiên là cây ưa ẩm, sau khi trồng cần tưới đủ độ ẩm để cây sinh trưởng tốt. Đặc biệt cần đảm bảo đủ nước vào thời kỳ cây có nụ, hoa, quả rộ và quả đang lớn.
Khi mưa to phải tiêu rút hết nước không để ruộng ngập úng.
Tùy vào điều kiện nguồn nước, chi phí đầu tư, có thể chọn phương pháp tưới rãnh hoặc tưới nhỏ giọt, …
Tưới rãnh phổ biến hơn cả, lấy nước vào ruộng ngập ½ chiều cao luống.
Sau khi mặt luống đã thấm nước đều, phải tháo kiệt nước đọng trong rãnh.
Không nên tưới tràn gây úng cho cây, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển.
Lượng nước tưới và thời gian tưới tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và giai đoạn sinh trưởng của cây ớt nhưng cần đảm bảo tưới 1 – 2 ngày một lần.
Đối với những nơi nguồn nước hạn chế, có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân.
#7. Kinh nghiệm chăm sóc ớt chỉ thiên
Ngoài tươi tươi, bón phân, ớt chỉ thiên muốn phát triển tốt cần được chăm sóc. Cụ thể:
Làm cỏ
Làm cỏ kết hợp tỉa lá già, lá bị sâu bệnh hại.
Cây bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế sâu bệnh phát triển gây hại.
Vun xới
Trong trường hợp không dùng màng phủ, sau trồng 7 – 10 ngày xới phá váng.
Vun xới thường kết hợp bón phân cho cây.
Làm giàn
Thời gian làm giàn cần thực hiện sớm, sau trồng 35 – 40 ngày tiến hành làm giàn.
Giàn kiểu chữ A hoặc làm giàn hàng rào, dùng dây mềm buộc cây lên giàn.
Tỉa nhánh
Thường xuyên tỉa bỏ lá già ở gốc và lá bệnh để tạo độ thông thoáng cho cây, hạn chế nơi cư trú của sâu bệnh hại.
Cần tỉa bỏ bớt nhánh vô hiệu, nhánh nhỏ, lá già, lá gốc, lá bệnh để hạn chế sâu bệnh hại.
#8. Kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh cho ớt chỉ thiên
Ớt chỉ thiên là một trong những loại rau quả dễ nhiễm sâu bệnh, nên trong quá trình canh tác bà con thường xuyên sử dụng các chế phẩm bảo vệ thực vật.
Chi tiết về các loại bệnh và cách phòng trừ sẽ trình bày ở một bài viết khác. Ở đây, mình chia sẻ một số lưu ý cơ bản.
Phòng ngừa sâu bệnh
Sử dụng các giống lai F1, kháng hoặc nhiễm nhẹ sâu bệnh.
Trước khi trồng vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ, cày đất sớm để trừ trứng, nhộng, sâu non trong đất.
Xử lý đất bằng hình thức xử lý nhiệt hoặc sử dụng nấm đối kháng Trichoderma.
Áp dụng biện pháp luân canh với cây lúa nước: 2 vụ lúa và 1 vụ màu hoặc 1 lúa và 2 màu.
Không trồng trên đất có cây trồng trước cùng họ Cà.
Thường xuyên kiểm tra ruộng trồng phát hiện và phòng trừ sớm các ổ trứng, sâu non.
Lưu ý khi sử dụng thuốc BVTP
Chỉ sử dụng thuốc có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng cho rau tại Việt Nam.
Phun phòng trừ sâu bệnh hại cần phun triệt để ở thời kỳ cây con, hạn chế thấp nhất sự phát sinh sâu bệnh trong thời gian thu quả.
Phải nắm vững kỹ thuật sử dụng thuốc, tuân thủ nghiêm ngặt nồng độ, thời gian cách ly của từng loại thuốc theo sự hướng dẫn của đơn vị sản xuất thuốc ghi trên bao bì.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”.
Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng phải được thu gom vào đúng nơi qui định.
#9. Kinh nghiệm thu hoạch ớt chỉ thiên
Sau gần 2 tháng, cũng là lúc chúng ta bắt đầu thu hoạch thành quả. Để ớt chỉ thiên đạt chất lượng tốt, bán được giá cao, bạn cần lưu ý:
Thu hoạch vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, không thu hoạch khi trời mưa hoặc nắng to.
Thời điểm thu hoạch phải đảm bảo thời gian cách ly theo chỉ dẫn trên bao bì hóa chất, thuốc BVTV, thời gian cách ly sử dụng phân bón.
Nếu trong quá trình thu hoạch gặp mưa cần phải phơi, hong để quả ớt không bị ẩm, ướt.
Thu xong mang đi tiêu thụ ngay, không để thành đống lớn vì ớt dễ úng, hư hỏng.
Kết
Tuy gần đây, việc Trung đóng biên làm cho sản lượng xuất khẩu ớt chỉ thiên giảm đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của bà con nông dân. Nhưng trồng ớt chỉ thiên vẫn luôn là lựa chọn của bà con ở nhiều địa phương.
Hi vọng những thông tin trong bài viết này đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích.
Chúc mùa bội thu!
Xem thêm:
9 Loại sâu rầy gây hại cho ớt và cách phòng trừ.
7 Loại bệnh thường gặp trên cây ớt.
===
Nguồn tham khảo:
Quy trình kỹ thuật cây ớt theo tiêu chuẩn VietGAP (Viện Nghiên cứu rau quả).
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác một số loại rau ăn quả thích ứng với biến đổi khí hậu (Cục Trồng trọt).
Hướng dẫn Đào tạo sản xuất rau an toàn theo VietGAP (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia).
Quy trình kỹ thuật canh tác cây ớt cay (sở NN & PTNT Lạng Sơn).