Các ngành Luật cơ bản? Học ngành Luật nào thì dễ xin việc?

1. Hệ thống pháp luật Việt Nam là gì?

Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

2. 12 ngành Luật cơ bản

– Luật Nhà nước/Luật Hiến pháp (Constitutional Law).

– Luật dân sự (Civil Law).

– Luật tài chính (Finance Law).

– Luật đất đai (Land Law).

– Luật hành chính (Administrative Law).

– Luật lao động (Labour Law).

– Luật hôn nhân và gia đình (Marriage and Family Law).

– Luật hình sự (Criminal Law).

– Luật tố tụng hình sự (Criminal Procedure Law).

– Luật tố tụng dân sự (Civil Procedure Law).

– Luật kinh tế (Economic Law).

– Luật quốc tế (International Law).

Cách tìm nơi thực tập, làm việc cho Sinh viên Luật

12 ngành Luật cơ bản (Ảnh minh họa)

3. Học ngành Luật nào thì dễ xin được việc làm nhất?

Hiện nay, chưa có số liệu thống kê nào đánh giá học ngành Luật nào sẽ dễ xin được việc làm, lương cao. Tuy nhiên, trong thực tế dù bạn học đại học ngành Luật nào thì sau khi tốt nghiệp sẽ được đánh giá ngang nhau (đủ điều kiện học lên luật sư, thạc sỹ…); cũng như, khi đi làm chuyên môn của bạn phù hợp với môi trường nào sẽ tương thích với môi trường đó (ví dụ: bạn học tốt về Luật kinh tế thì phù hợp với công việc pháp chế tại doanh nghiệp; bạn học tốt Luật lao động thì phù hợp với công việc về nhân sự; bạn học tốt luật tố tụng hình sự, hình sự thì phù hợp với môi trường tranh tụng hình sự…).

Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật – Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

1. Hiến pháp.

2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.