Categories: Tổng hợp

Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là hành vi vi phạm

Published by

Trên thực tế các vi phạm pháp luật xảy ra khá đa dạng. Căn cứ vào đối tượng bị xâm hại, mức độ và tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội, vi phạm pháp luật được phân loại thành: Vi phạm pháp luật hình sự; Vi phạm pháp luật hành chính; Vi phạm pháp luật dân sự và vi phạm kỉ luật. Vậy hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là hành vi vi phạm nào được độc giả quan tâm?

Câu hỏi:

Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là hành vi vi phạm

A. Hành chính

B. Dân sự

C. Kỷ luật

D. Quan hệ xã hội

Đáp án:

Đáp án đúng là đáp án A. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là hành vi vi phạm hành chính.

Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng do:

– Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước.

Ví dụ: Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là vi phạm hành chính xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước về kinh tế. Nhưng nếu số lượng hàng giả lớn hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính trước đó bị coi là tội phạm hình sự.

+ Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra.

– Các phương án khác không xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước do đó không phải đáp án đúng của câu hỏi. Cụ thể:

+ Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng…) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác ví dụ như quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư, quyền xác định lại giới tính,…).

+ Vi phạm kỷ luật: Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.

+ Vi phạm quan hệ xã hội được xử lý theo các quan hệ xã hội điều chỉnh.

=> Do đó đáp án chính xác cho câu hỏi là đáp án A. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là hành vi vi phạm hành chính.

This post was last modified on 10/05/2024 06:56

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

10 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

15 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

15 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago