Trên thực tế các vi phạm pháp luật xảy ra khá đa dạng. Căn cứ vào đối tượng bị xâm hại, mức độ và tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội, vi phạm pháp luật được phân loại thành: Vi phạm pháp luật hình sự; Vi phạm pháp luật hành chính; Vi phạm pháp luật dân sự và vi phạm kỉ luật. Vậy hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là hành vi vi phạm nào được độc giả quan tâm?
Câu hỏi:
Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là hành vi vi phạm
Bạn đang xem: Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là hành vi vi phạm
A. Hành chính
B. Dân sự
C. Kỷ luật
Xem thêm : Công thức tính diện tích và chu vi hình bình hành: Hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao
D. Quan hệ xã hội
Đáp án:
Đáp án đúng là đáp án A. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là hành vi vi phạm hành chính.
Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng do:
– Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước.
Ví dụ: Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là vi phạm hành chính xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước về kinh tế. Nhưng nếu số lượng hàng giả lớn hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính trước đó bị coi là tội phạm hình sự.
Xem thêm : Có Thai Trước Hôn Nhân Công Giáo – GIÁO XỨ HÒA MINH
+ Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra.
– Các phương án khác không xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước do đó không phải đáp án đúng của câu hỏi. Cụ thể:
+ Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng…) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác ví dụ như quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư, quyền xác định lại giới tính,…).
+ Vi phạm kỷ luật: Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.
+ Vi phạm quan hệ xã hội được xử lý theo các quan hệ xã hội điều chỉnh.
=> Do đó đáp án chính xác cho câu hỏi là đáp án A. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là hành vi vi phạm hành chính.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp