Categories: Tổng hợp

Ví dụ về hệ sinh thái

Published by

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lần nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Khi hiểu được khái niệm rồi thì việc tìm ví dụ không có gì là khó đúng không nào? Hãy cùng ACC cho ví dụ về một hệ sinh thái và phân tích các thành phần sinh thái đó nhé!

1. Ví dụ về một hệ sinh thái

Ví dụ hệ sinh thái dưới nước ở một ao, gồm có các thành phần chính

– Sinh vật sản xuất: rong, bèo, cây thủy sinh, tảo.

– Sinh vật tiêu thụ cấp 1: cá nhỏ, tôm, động vật nổi, tép, cua.

– Sinh vật tiêu thụ cấp 2: cá vừa.

– Sinh vật tiêu thụ cấp 3: cá lớn.

– Sinh vật phản giải: vi sinh vật.

2. Khái niệm và thành phần của hệ sinh thái

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Ví dụ: Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái.

– Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:

+ Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục…

+ Sinh vật sản xuất là thực vật.

+ Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.

+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm…

3. Cách phân loại hệ sinh thái

– Hệ sinh thái sẽ được phân loại theo độ lớn của nó, gồm có 3 loại là:

+ Hệ sinh thái nhỏ (chẳng hạn như các hồ nuôi cá )

+ Hệ sinh thái vừa (một hồ chứa nước, một thảm rừng)

+ Hệ sinh thái lớn (rừng, đại dương…).

– Tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất được tổng hợp lại thành 1 hệ sinh thái quyển khổng lồ

– Hệ sinh thái sẽ gồm có hai thành phần chính luôn có sự trao đổi chất, thông tin, năng lượng….với nhau.

+ Vô sinh (bao gồm không khí, nước…)

+ Sinh vật

4. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái đất

a. Các hệ sinh thái tự nhiên

– Hệ sinh thái tự nhiên được hiểu là hệ sinh thái phát triển và phục hồi theo tự nhiên, quy luật của cuộc sống. Trong hệ sinh thái, các quần xã sinh vật vẫn còn đủ nét hoang sơ vốn có của nó.

– Thành phần của hệ sinh thái tự nhiên gồm có các yếu tố vô cơ và hữu cơ, yếu tốt vật lý

– Yếu tố vô cơ: Những nguyên tố, khoáng vật có tác dụng hỗ trợ kích thích tổng hợp các tế bào sống, sinh vật sống. Yếu tố vô cơ tồn tại đa dạng ở cả ba thể: rắn, lỏng, khí.

– Yếu tố hữu cơ: là những chất có vai trò kết nối, thúc đẩy quá trình sinh trưởng của sinh vật: chất mùn, protein,…

– Hệ sinh thái tự nhiên cũng có các nhóm sinh vật sản xuất (chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng). Nhóm sinh vật này giúp sản xuất các hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ trong môi trường.

– Sinh vật tiêu thụ: Chia ra làm các bậc, bậc trên sẽ lấy bậc dưới làm nguồn thức ăn chính.

– Sinh vật phân hủy: Là các sinh vật có thể phân thải các sinh vật bậc cao, các loại chất hữu cơ trong môi trường thành chất vô cơ.

– Hệ sinh thái tự nhiên cực kỳ mở, trong hệ sinh thái quá trình trao đổi năng lượng diễn ra vô cùng mạnh mẽ, có sự tương tác qua lại lẫn nhau. Nguồn năng lượng để thúc đẩy quá trình trao đổi, phát triển của hệ sinh thái được lấy từ mặt trời, năng lượng hóa học sinh ra trong chuỗi thức ăn. Nhiều chuỗi thức ăn hợp lại cuối cùng sẽ ra được các lưới thức ăn, tạo thành chuỗi liên kết mắt xích trong hệ sinh thái.

b. Các hệ sinh thái nhân tạo

– Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái được tạo ra bởi con người và không tồn tại trong tự nhiên, chúng đa dạng về kích cỡ, cấu trúc .

– Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít, do đó tính ổn định của hệ sinh thái thấp, dễ bị dịch bệnh. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh, năng suất sinh học cao…

+ Các hệ sinh thái nhân tạo: đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố… đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người. Hệ sinh thái nông nghiệp cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại.

This post was last modified on 09/01/2024 12:26

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago