Nấm kim châm có vị thanh nhẹ, khi ăn tạo cảm giác giòn giòn vui miệng nên được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là chị em phụ nữ. Thế nhưng các bà bầu ăn nấm kim châm được không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Bà bầu ăn nấm kim châm được không?
Nấm kim châm là một loại nấm ăn rất được các mẹ ưa chuộng bởi hương vị tươi mát và độ giòn của nấm sau khi chế biến thành món ăn. Ngoài hương vị tươi mát, nấm kim châm còn có nhiều tác dụng khác như thanh nhiệt, điều hoà huyết áp, chống ung thư, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan và mật,…
Bạn đang xem: Bà bầu ăn nấm kim châm được không?
Nấm kim châm là loại nấm lành tính nên các bà bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng loại thực phẩm này để chế biến món ăn, nhất là với các mẹ bầu theo chế độ chay trường.
Nấm kim châm có vị thanh mát, giòn ngọt nên rất được chị em phụ nữ ưa thích
Bà bầu ăn nấm kim châm có những tác dụng gì?
Xem thêm : Hệ số, mức lương của giáo viên tiểu học (cấp 1) bao nhiêu?
1- Nấm kim châm cung cấp protein trong bữa ăn: nấm kim châm là một trong những nguồn nguyên liệu cung cấp đạm thực vật có lợi cho sức khỏe. Đạm thực vật có trong nấm không chứa cholesterol và ít chất béo nên các mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn cho bữa cơm gia đình. Ngoài nấm kim châm, một số loại thực vật khác cũng cung cấp đạm thực vật trong thành phần dinh dưỡng mà các mẹ có thể lựa chọn như: các loại đậu và hạt, ngũ cốc, yến mạch,…
2- Ăn nấm kim châm sẽ cung cấp lượng lớn các vitamin nhóm B – đây là nhóm Vitamin quan trọng tham gia vào nhiều quá trình hình thành thai nhi:
- Vitamin B1 (thiamine) tham gia vào quá trình hình thành não bộ ở trẻ nhỏ, đồng chời Vitamin B1 còn tăng cường hoạt động trao đổi năng lượng cho cơ thể mẹ từ đó giảm các triệu chứng mệt mỏi trong thai kỳ.
- Vitamin B2 (riboflavin) hỗ trợ cho sự hình thành da, lông và tóc và hệ cơ xương của thai nhi.
- Vitamin B3 (niacin hoặc acid nicotinic) thúc đẩy việc lưu thông máu, giúp cho chu trình tuần hoàn máu trong cơ thể mẹ diễn ra tốt hơn.
- Vitamin B5 (pantothenic acid) giúp tạo hormone giảm căng thẳng, mệt mỏi, làm hạn chế các cơn chuột rụt đột ngột ở các mẹ bầu.
- Vitamin B6 (pyridoxine) là chất quan trọng để sản xuất norepinephrine và serotonin – hai chất dẫn truyền thần kinh quan trọng của cơ thể. Ngoài ra, Vitamin B6 còn giúp làm giảm triệu chứng buồn nôn và nôn của các mẹ bầu khi mang thai.
- Vitamin B7 (biotin) tham gia vào quá trình phân chia tế bào, sao chép DNA của cơ thể, đồng thời hỗ trợ cho sự hình thành tóc, móng và da của thai nhi.
- Vitamin B9 (acid folic hay folate) là một loại Vitamin quan trọng hỗ trợ và đảm bảo tủy sống và não bộ của thai nhi phát triển khỏe mạnh, loại vitamin này giúp hạn chế các dị tật bẩm sinh bao gồm tật nứt đốt sống và khuyết tật ống thần kinh khác.
- Vitamin B12 (cobalamin) có vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành hồng cầu và hệ thống thần kinh của trẻ, thiếu Vitamin B12 trong quá trình hình thành thai nhi có thể dẫn đến các dị tật bẩm sinh liên quan đến ống thần kinh.
Vitamin B9 tham gia vào quá trình hình thành hệ thần kinh tủy sống của thai nhi
3- Nấm kim châm hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh: ngoài thành phần dinh dưỡng phong phú, nấm kim châm còn là nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể, giúp mẹ hạn chế được tình trạng táo bón trong thai kỳ.
4- Nấm kim châm góp phần bổ sung selen và các chất chống oxy hóa cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế mắc phải các bệnh thông thường trong thời gian mang thai cho mẹ bầu.
Xem thêm : Dưới bóng hoàng lan – Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật
Còn nhiều loại nấm ăn phổ biến khác cũng được các mẹ ưa chuộng sử dụng để chế biến món ăn hàng ngày như nấm hương, nấm rơm, nấm tai mèo,… Ngoài các loại nấm phổ biến trên, nhiều mẹ cũng thắc mắc về các loại nấm lạ khác như có thai ăn nấm tràm được không, nấm dẻ, nấm tùng, nấm thông,…có chế biến món ăn được không? Với các loại nấm lạ này thì các mẹ nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi chế biến để tránh ngộ độc hoặc dị ứng nhé.
Viên sắt và canxi cho bà bầu nhập khẩu châu Âu chính hãng
Ngoài nguồn dinh dưỡng được bổ sung từ các loại nấm, các mẹ cần ăn đa dạng các loại thực phẩm khác theo một thực đơn hợp lý đồng thời nên chủ động tìm hiểu và bổ sung dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng cho cơ thể qua các loại sản phẩm bổ sung như canxi hữu cơ cho bà bầu, DHA và acid folic cho bà bầu,… vì chỉ thông qua ăn uống khó có thể đáp ứng được đủ hàm lượng mà cơ thể cần trong thời gian mang thai.
Từ những lợi ích mà nấm kim châm mang lại đã được chỉ ra trong bài viết, các mẹ đã giải đáp được cho mình thắc mắc bà bầu ăn nấm kim châm được không. Chúc các mẹ có sức khỏe tốt và bình an đón bé yêu chào đời.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp