Tòa án nhân dân Việt Nam là cơ quan xét xử của nhà nước Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Hệ thống tòa án nhân dân tại Việt Nam bao gồm năm cấp: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Toà án quân sự. Vị trí, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp tòa án có giống nhau? Vấn đề này sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất trong hệ thống tổ chức tòa án nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bạn đang xem: Hệ thống tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay gồm mấy cấp?
Trụ sở Tòa án nhân dân tối cao hiện nay ở 48 phố Lý Thường Kiệt, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao thực hiện giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác; tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; Đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân; Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quận sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án; Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm: Hội đồng Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao; bộ máy giúp việc; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo quy định của luật tố tụng.
Tòa án nhân dân cấp cao đứng sau Tòa án nhân dân tối cao, cấp Tòa này mới được bổ sung ở luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014. Hiện nay, Tòa án nhân dân cấp cao được đặt ở 03 thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm : Tin tức
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao. Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được thực hiện theo quy định của luật tố tụng.
>> Xem thêm: Tòa án nhân dân cấp cao TPHCM: địa chỉ, nhiệm vụ và quyền hạn.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan xét xử địa phương, mỗi địa phương sẽ có một Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ xét xử sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật; phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật; kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị; giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:
Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án gồm 01 Thẩm phán, hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 03 Thẩm phán.
Tòa án nhân dân cấp huyện đứng sau Tòa án nhân dân cấp tỉnh, mỗi tỉnh sẽ có nhiều Tòa án nhân dân cấp huyện, tùy theo mô hình tổ chức hành chính từng địa phương.
Tòa án nhân dân huyện giải quyết sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật, giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức tòa án nhân dân huyện gồm:
Tòa án nhân dân huyện có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.
Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án gồm 01 Thẩm phán.
Tòa án quân sự là một trong những tòa án thuộc hệ thống Tòa án nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án quân sự có ba cấp: Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
Các tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của pháp luật.
Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án có 01 Thẩm phán, Hội đồng xét xử vụ án phúc thẩm có 03 thẩm phán.
Luật Nguyễn Hưng với đội ngũ luật sư giỏi và uy tín trong ngành, những chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực pháp lý có chuyên môn cao và có thâm niên hoạt động nhiều năm trong nghề. Lĩnh vực “Luật sư tranh tụng” và thế mạnh của Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng. Có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng, từng tham gia giải quyết hàng trăm vụ việc phức tạp từ dân sự, hình sự, đất đai, hành chính, hôn nhân gia đình… Chúng tôi luôn đặt hết tâm huyết và trách nhiệm của mình vào từng vụ việc. Luôn đồng hành cùng khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Rất mong được đồng hành cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 24/03/2024 06:05
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024