Bước 1: Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu chính là kim chỉ nam cho hành động của bạn. Để xác định mục tiêu nghề nghiệp, trước tiên bạn hãy liệt kê tất cả những công việc mà bạn muốn làm, sau đó bạn hãy chọn ra nghề nghiệp mà mong muốn nhất.
Bước 2: Đánh giá bản thân
Có ba tiêu chí chính để đánh giá bạn có phù hợp với ngành nghề đó không là kiến thức, kĩ năng và tính cách.
Để đánh giá kiến thức, bạn phải trả lời được câu hỏi: ngành học đó yêu cầu người học phải có những kiến thức gì và điểm đầu vào là bao nhiêu? Thí dụ những ngành học như kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh có thể thi tuyển đầu vào bằng khối A (toán, lí, hoá), D (toán, văn, Anh),.. Còn điểm đầu vào thì tuỳ thuộc vào mỗi trường.
Để đánh giá kĩ năng, bạn phải xem ngành học đó cần những kỹ năng gì? Nếu bạn muốn trở thành diễn viên thì phải phải có kĩ năng diễn xuất. Nếu bạn muốn trở thành kiến trúc sư thì bản phải có kĩ năng vẽ. Muốn trở thành kế toán viên, bạn phải có kĩ năng tính toán,…
Để đánh giá tính cách, bạn phải trả lời câu hỏi: Công việc này đòi hỏi người có tính cách như thế nào và tính cách của mình có phù hợp với công việc đó không? Thí dụ, những công việc như quản trị khách sạn, nhà hàng, PR, bán hàng,… là những công việc tương tác nhiều với con người, phù hợp với người hướng ngoại,… Những công việc như chuyên viên tài chính, kế toán, lập trình viên,… thì ít tương tác với con người hơn, phù hợp với những người hướng nội.
Bước 3: Xem xét nhu cầu xã hội
Xem thêm : Phím tắt trong Visual Studio Code
Không phải bạn cứ thích, cứ đam mê là bạn có thể thành công. Bạn cần có những nghiên cứu, đánh giá về xu hướng xã hội, sự thay đổi của xã hội để bạn có thể chọn cho mình con đường đi đúng đắn nhất cho ngành mà bạn dự định theo nó suốt đời. Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, sẽ có một số công việc sẽ bị thay thế bởi máy móc, công nghệ, nhưng cũng những công việc không thể thay thế và có những công việc mới ra đời. Vì vậy bạn cần phải tìm hiểu một cách cẩn thận để lựa chọn công việc phù hợp.
Bước 4: Xem xét hoàn cảnh gia đình
Khi xem xét hoàn cảnh gia đình, bạn cần quan tâm đến hai yếu tố chính là sự ủng hộ của gia đình và điều kiện kinh tế của gia đình.
Gia đình – những người thân thiết nhất trong cuộc đời của bạn sẽ cho bạn những lời góp ý chân thành và khách quan nhất đối với ngành nghề bạn chọn. Nếu trong trường hợp gia đình không đưa ra được ý kiến phù hợp, bạn có thể nhờ thầy cô hoặc chuyên gia định hướng nghề nghiệp tư vấn cho.
– Điều kiện kinh tế. Có những trường đại học có mức học phí rất cao, có những trường có mức học phí vừa phải. Vì vậy, bạn cần phải cân nhắc điều kiện kinh tế của gia đình trước khi quyết định nộp hồ sơ.
Bước 5: Lựa chọn cơ sở đào tạo
Một cơ sở đào tạo tốt sẽ giúp bạn yên tâm học tập, có được kiến thức, kĩ năng tốt và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, khi lựa chọn cơ sở đào tạo, bạn cần quan tâm đến những vấn đề sau:
– Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo;
Xem thêm : Có bầu đi đám tang được không? Những kiêng kị mẹ bầu không nên phạm
– Các khối thi tuyển sinh và điểm trúng tuyển của ngành nghề đó trong ba năm liên tiếp;
– Những nơi có thể làm việc sau khi tốt nghiệp;
– Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành nghề đó có việc làm, thành phần công việc, mức lương …
– Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, ….
– Học phí, học bổng.
Trên đây là một số gợi ý về việc lựa chọn ngành học.
Chúc các bạn thành công với sự lựa chọn của mình!
Thực hiện: Vũ Huy Vĩ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp