Hai tháng sau khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha hạ đại đồn Chí Hòa (2.1861) và chiếm được tỉnh Gia Định, Charner ban hành một nghị định về phân chia ranh giới thành phố Sài Gòn, ông cũng thành lập tại đây một chính quyền tạm thời. Viên phó đô đốc dùng sĩ quan Pháp thay thế cho các nhà nho và viên chức hành chính cũ, gọi là giám đốc bản xứ vụ (directeur des affaires indigènes).
Giám đốc bản xứ vụ có nhiệm vụ “duy trì trật tự tốt nhất có thể, và toàn quyền giải quyết một cách nhanh chóng tất cả các sự cố hành chính và tư pháp phát sinh” (Prosper Cultru, Histoire de la Cochinchine française: des origines à 1883 – Lịch sử Nam kỳ thuộc Pháp: từ sơ khởi đến năm 1883 – Paris, 1910, tr.186).
Bạn đang xem: Nam kỳ thuộc địa, từ Hiệp ước Nhâm Tuất đến Giáp Tuất: Đại Nam mất 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ
Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công thành Gia Định ngày 17.2.1859
L’illustration, Journal Universel
Xem thêm : Lịch âm 21/11 – Âm lịch hôm nay 21/11 chính xác nhất – lịch vạn niên 21/11/2023
Quá trình thiết lập hệ thống chính quyền ở vùng đất mới chinh phục được tiến hành song song với công cuộc bình định các tỉnh còn lại ở Nam kỳ, và tổ chức lãnh thổ đã chinh phục cùng lúc với yêu cầu đạt được nền hòa bình với người bản xứ là nhiệm vụ của Đề đốc Bonard, người được cử đến Nam kỳ để thay thế vị trí của Charner vào ngày 30.11.1861. Cần lưu ý, trong lá thư (đề ngày 19.8.1861) Pháp hoàng Napoléon đệ tam gửi cho Bonard, có đoạn “… để đạt được kết quả mong muốn […] phải thiết lập chế độ bảo hộ của nước Pháp đối với Nam kỳ…” (Nguyễn Xuân Thọ, Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858 – 1897), Omega+ và NXB Hồng Đức, 2018, tr.97).
Tháng 5.1862, khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha đang gặp không ít khó khăn trước sự kháng cự ngày càng mạnh mẽ của quân và dân Nam kỳ, đặc biệt là phong trào khởi nghĩa của Trương Định, triều đình Huế lại bất ngờ đưa ra đề nghị đàm phán (nghị hòa) theo gợi ý của phía Pháp từ tháng 2.1862.
Phái đoàn Đại Nam (quốc hiệu nước ta lúc bấy giờ) do đại thần Phan Thanh Giản dẫn đầu đến Sài Gòn ngày 26.5.1862, sau những cuộc thương nghị kéo dài giữa các bên từ ngày 28.5 đến 3.6.1862, Hiệp ước Nhâm Tuất chính thức được ký kết ngày 5.6.1862 giữa Chánh sứ Phan Thanh Giản và Đề đốc Bonard tại Trường Thi (Camp des Lettrés, Sài Gòn).
Nội dung chính của Hiệp ước Nhâm Tuất là triều đình Huế phải cắt nhượng chủ quyền 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ (Gia Định, Biên Hòa và Định Tường (Pháp gọi là Mỹ Tho)) cùng Côn Đảo (Poulo Condor) cho nước Pháp, cùng với những thỏa thuận về tự do hành đạo, thông thương, bồi thường chiến phí… Biến 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ thành thuộc địa thay vì xứ bảo hộ, Bonard đã trái ý của Pháp hoàng và đặt các bên vào sự đã rồi.
Vua Tự Đức bị đặt vào tình thế nan giải Từ khi tiếp quản Nam kỳ, Bonard hiểu rằng sẽ sai lầm nếu áp đặt những tập quán hành chính Pháp lên dân tộc có nền văn hóa khác biệt như Đại Nam. Ngày 25.6.1862, Bonard được thăng hàm từ đề đốc lên phó đô đốc, Pháp hoàng Napoléon đệ tam cũng bổ nhiệm Bonard làm thống soái đầu tiên ở Nam kỳ.
Gần 2 tháng sau khi nhậm chức, Bonard ban hành quyết định số 145 ngày 12.8.1862 quy định tổ chức hành chính tạm thời của tỉnh Gia Định cũ gồm 3 phủ (préfecture) Tân Bình, Tây Ninh và Tân An; mỗi phủ gồm 3 huyện (sous-préfecture) (Bulletin officiel de l’expédition de Cochinchine – Công báo quân viễn chinh Nam kỳ, 1862, tr.211 – 212).
Xem thêm : 10 ca khúc giúp bạn thấy hạnh phúc hơn
Quá trình tổ chức hành chính ở 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ chính thức được khởi động dưới quyền của Bonard từ đầu năm 1863, căn cứ theo sắc lệnh ngày 10.1.1863 do Pháp hoàng Napoléon đệ tam ban hành về quyền hạn (mặt dân sự) dành cho một vị Thống soái.
Bonard thay thế các giám đốc bản xứ vụ dưới thời Charner, dùng số ít sĩ quan Pháp giám sát các viên quan bản xứ (quan phủ, quan huyện), đặt tên mới là thanh tra bản xứ vụ (inspecteur des affaires indigènes). Tuy nhiên, theo sử gia Prosper Cultru, đám công chức bản xứ mới này làm việc thiếu hiệu quả so với kỳ vọng, bởi khi tuyển dụng họ, người Pháp thiếu thông tin, họ thiếu năng lực hoặc đạo đức, cũng không có uy tín với đồng bào… (Histoire de la Cochinchine française: des origines à 1883, sđd, tr.76). Lý do chính đến từ việc hàng loạt sĩ phu, quan lại có tài đã di tản về các tỉnh miền Tây Nam kỳ tổ chức kháng chiến, không chịu hợp tác với chính quyền thuộc địa sau khi Hiệp ước Nhâm Tuất được phê chuẩn.
Nhận xét về điều này, TS Nguyễn Xuân Thọ viết: “Chỉ có những phần tử kém hạnh kiểm nhất trong dân, tình nguyện đứng ra phục vụ cho những ông chủ mới [người Pháp]…”
(Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858 – 1897), sđd, tr.146).
Trước khi ra quyết định nghị hòa tháng 5.1862, vua Tự Đức bị đặt vào tình thế nan giải khi phải đương đầu cùng lúc với giặc ngoại xâm ở Nam kỳ và nội loạn ở Bắc kỳ, đứng giữa hai phe chủ hòa và chủ chiến ở triều đình Huế lúc bấy giờ, đồng thời thông thương đường biển cũng bị quân Pháp phong tỏa nên Huế lâm cảnh thiếu lương nhu. Cuối cùng, Tự Đức quyết định hy sinh một phần Nam kỳ để giải quyết loạn Tạ Văn Phụng ở Bắc kỳ, sau đó sẽ giành lại Nam kỳ từ tay người Pháp. Tuy nhiên, mọi thứ đã vượt ra khỏi toan tính và tầm kiểm soát của vua quan nhà Nguyễn.
(còn tiếp)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 00:39
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024