Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức sửa đổi, bổ sung 2019 (sau đây goi tắt là Luật sửa đổi) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2020, đây được xem là công cụ, đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy nền giáo dục phát triển mạnh mẽ. Trong Luật sửa đổi này, có nhiều điều khoản được sửa đổi, bổ sung giúp khắc phục những hạn chế trong Luật Cán bộ, Công chức 2008 và Luật Viên chức 2010.
Đặc biệt là điều khoản xác định công chức và viên chức đã có sự thay đổi đáng kể. Chính bởi vậy mà dẫn đến nhiều người thắc mắc về việc Hiệu trưởng là công chức hay viên chức? kể từ khi Luật sửa đổi này có hiệu lực.
Bạn đang xem: Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?
Nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu ra hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin dưới bài viết sau.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Theo Điều 2, Khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 ).
Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
Như vậy qua nội dung trên đã giải thích được khái niệm công chức và viên chức theo quy định của pháp luật, nhưng nhiều người luôn thắc mắc Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?
Phân biệt giữa công chức và viên chức?
Xem thêm : Mua đất chưa có sổ đỏ có được phép công chứng hay không?
Trước khi tìm hiểu về Hiệu trưởng là công chức hay viên chức? thì cần phân biệt được sự khác nhau giữa công chức với viên chức.
Để giúp quý độc giả hơn về công chức, viên chức chúng tôi tóm tắt một số nét khác biệt về hai chủ thể này như sau:
Tiêu chíCông chứcViên chứcNơi công tácTrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lậpTrong các đơn vị sự nghiệp công lậpNguồn gốcĐược tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chếĐược tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồngTập sự12 tháng với công chức loại C. 06 tháng với công chức loại DTừ 3 – 12 tháng và được quy định trong hợp đồng làm việc.Hợp đồng làm việcKhông làm việc theo chế độ hợp đồngLàm việc theo chế độ hợp đồngTiền lươngHưởng lương từ ngân sách Nhà nướcHưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lậpBảo hiểm xã hộiKhông phải đóng bảo hiểm thất nghiệpPhải đóng bảo hiểm thất nghiệpHình thức kỷ luậtKhiển trách
Xem thêm : Cách xem ai chặn bạn trên Facebook rất đơn giản
Cảnh cáo
Hạ bậc lương
Giáng chức
Cách chức
Buộc thôi việc
Khiển trách
Xem thêm : Cách xem ai chặn bạn trên Facebook rất đơn giản
Cảnh cáo
Cách chức
Buộc thôi việc
Theo như phần khái niệm công chức, viên chức nêu trên, có thể thấy Từ 1/7/2020, khi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi, bổ sung 2019 có hiệu lực thì Hiệu trưởng của các trường công lập sẽ không còn được coi là công chức như hiện nay.
Bởi, Luật này sửa đổi đã thu hẹp các đối tượng là công chức, không tiếp tục quy định lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập là công chức như quy định hiện nay tại Luật Cán bộ, công chức 2008 mà là viên chức quản lý , được hưởng các chế độ của viên chức.
Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương được Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu tại Nghị quyết số 19-NQ/TW: “Không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước).”
Bên cạnh đó đáng chú ý là Điều khoản chuyển tiếp của Luật sửa đổi này quy định:
“Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là công chức theo quy định hiện hành mà không còn là công chức theo quy định của Luật này và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật này thì tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm.”
Như vậy, hiệu trưởng các trường công lập dù không còn được coi là công chức theo quy định của Luật này, nhưng vẫn tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách cũng như áp dụng các quy định về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm. Còn đối với trường hợp Hiệu trưởng trong các trường tư thục, dân lập thì không phải là viên chức, công chức.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 18/02/2024 16:47
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024