Hình thức của hợp đồng dân sự là sự biểu hiện ra bên ngoài nội dung của hợp đồng. Việc lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất, nội dung của loại hợp đồng đó cũng như mức độ tin tưởng giữa các bên. Để hiểu rõ hơn về các hình thức của hợp đồng dân sự bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây!
Theo quy định tại Điều 385, Bộ luật Dân sự năm 2015 khái niệm hợp đồng dân sự đã bị lược bỏ thay vào đó là khái niệm hợp đồng và được định nghĩa như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”.
Bạn đang xem: Phần mềm hợp đồng điện tử iContract được nhiều DN FDI tin dùng
Có thể thấy, bản chất của hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên tạo ra sự ràng buộc pháp lý. Thỏa thuận tạo lập hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu hợp đồng đó tuân thủ các điều kiện luật định.
Hình thức của hợp đồng dân sự là sự biểu hiện ra bên ngoài nội dung của hợp đồng, gồm tổng hợp các cách thức, thủ tục, phương tiện thể hiện và công bố ý chí của các bên, ghi nhận nhận nội dung của hợp đồng và là biểu hiện cho sự tồn tại của hợp đồng. Thông qua hình thức biểu hiện này mà các bên đối tác và người thứ ba có thể biết được nội dung của hợp đồng đã được xác định.
Hình thức của hợp đồng dân sự
Trước đây, tại Điều 401, Bộ luật Dân sự 2005 đã có quy định riêng về hình thức của hợp đồng. Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự 2015, quy định trên đã được xóa bỏ để tinh gọn điều khoản văn bản pháp luật. Vì về cơ bản hình thức hợp đồng sẽ áp dụng tương tự hình thức của giao dịch dân sự. Cụ thể như sau:
Xem thêm : Mang thai bé gái nên ăn gì? Cơ hội cho con khỏe đẹp, thông minh!
“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
(1). Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
(2). Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”
(Điều 119, Bộ luật Dân sự 2015)
Theo quy định Điều 119, Bộ luật Dân sự năm 2015 hợp đồng dân sự được phân loại gồm 03 hình thức: lời nói, văn bản và hành vi cụ thể.
Hợp đồng bằng lời nói là những hợp đồng được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ nói, bằng lời. Các bên giao kết hợp đồng trao đổi với nhau bằng lời nói trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, gửi thông điệp điện tử bằng âm thanh (tiếng nói)… để xác lập, giao kết hợp đồng.
Xem thêm : Bầu 3 tháng đầu ăn mực khô được không?
Hình thức hợp đồng bằng lời nói
Hình thức hợp đồng bằng văn bản
Hình thức hợp đồng bằng văn bản được chia làm hai loại: điện tử và văn bản truyền thống.
+) Giấy tay là văn bản thường không có công chứng như phiếu giữ xe, biên nhận… +) Văn bản phải đăng ký, xin phép như đăng ký hợp đồng, đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng…
Hợp đồng bằng hành vi được thiết lập thông qua hành động của các chủ thể đối với nhau. Các chủ thể không cần trao đổi bằng lời nói mà chỉ cần thực hiện những hành vi giao dịch. Ví dụ: Mua hàng tại siêu thị và thanh toán ở quầy thu ngân.
Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 11/01/2024 10:25
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024