Categories: Tổng hợp

Cách làm hồng treo gió kiểu Nhật tại nhà đơn giản, đảm bảo 100% thành công

Published by

Các bước để làm được ra thành phẩm hồng treo gió kiểu Nhật rất đơn giản, chỉ là rửa sạch quả, gọt vỏ nhúng rượu rồi buộc dây và đem phơi. Chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng các bạn cần phải thực sự lưu ý các bước làm để hồng không bị mốc hỏng, đều mật…

Cách chọn quả hồng

Bất cứ loại hồng ăn quả nào đều có thể làm hồng treo gió kiểu Nhật được, tuy nhiên ngon nhất vẫn nên chọn các loại hồng ngâm hoặc hồng giòn không hạt.

Các loại hồng Phú Lộc, hồng Hạc Trì, hồng giòn…đều cho thành phẩm hồng treo gió rất ngon.

Chọn quả hồng đã già, không bị chín mềm và to quả sẽ ngon hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn nên chọn hồng còn nguyên tai để đảm bảo quá trình treo phơi được đảm bảo.

Cách làm

Bước 1: Làm sạch hồng

– Quả hồng được rửa sạch, đặc biệt là chỗ tai hồng để tránh vết bẩn vẫn bám vào dễ gây nấm mốc. Lưu ý, không được làm rụng tai hồng vì như vậy sẽ không thể buộc giây treo được.

– Cắt bỏ phần tai mềm xung quanh quả hồng, giữ lại phần núm tai cứng và cuống quả sao cho dễ buộc dây treo hồng lên phơi.

Bước 2: Gọt vỏ hồng

– Gọt vỏ hồng theo chiều kim đồng hồ quanh quả hồng hoặc gọt từ trên xuống dưới, giữ lại 1 chút vỏ dưới đáy quả để giữ cho quả hồng trong quá trình “nhào nặn” sau này không bị nứt vỡ.

Quả hồng sau khi đã cắt tai và gọt vỏ.

– Lưu ý gọt hết vỏ và phía dưới tai hồng. Một số loại hồng phần cuống quả lún xuống phía dưới, nên dùng mũi dao xoáy tròn quanh tai và cách tai hồng khoảng 1mm để dễ buộc dây.

– Không được gọt vỏ hồng quá sâu, phạm vào phần thịt phía trong quả hồng, vì như vậy sẽ gây nấm mốc khi phơi.

– Gọt xong có thể rửa qua nước lọc rồi để thật ráo nước.

Ngâm quả hồng sau khi gọt vỏ vào rượu từ 3-5 phút.

– Ngâm hồng vào rượu hoặc cồn từ 3 đến 5 phút. Mục đích của việc này là giúp bảo vệ quả hồng khỏi bị nấm mốc.

Bước 3: Buộc dây treo hồng

– Chọn loại dây dù sạch, không sắc để buộc vào tai quả hồng.

Buộc dây quanh tai quả hồng rồi treo lên.

– Buộc dây quanh cuống hoặc tai hồng. Quấn chặt tay bởi khi hồng khô dây sẽ bị lỏng ra dễ rơi.

– Kinh nghiệm là bạn mới làm lần đầu nên buộc 2 quả vào 2 đầu dây sẽ dễ dàng trong quá trình treo hong gió và dễ xử lý khi 1 quả bị nấm mốc.

Bước 4: Treo hồng

– Treo hồng ở nơi thoáng gió, khô ráo, ít côn trùng và tránh để nước vào quả. Nên phơi chỗ có nắng để bề mặt quả hồng được hong khô nhanh nhất trong 3 ngày đầu, bởi 3 ngày này xác suất bị nấm mốc là cao nhất.

– Khi bề mặt hồng đã ráo sẽ trở nên dai như một lớp túi bảo vệ phần mật quả bên trong, mang hồng phơi ở nơi thoáng gió, râm mát không cần ánh nắng trực tiếp. Lưu ý, tuyệt đối tránh hơi nước hay mưa ẩm.

– Nếu thời tiết mưa ẩm kéo dài, cho hồng vào túi hút chân không bảo quản ngăn đá tủ lạnh, khi nào trời khô ráo lại mang ra phơi. Hoặc bạn có thể cho vào tủ sấy/ phơi quần áo để sấy, tuy nhiên thành phẩm sẽ không thể ngon được như hồng treo gió tự nhiên.

– Cần theo dõi thường xuyên để loại bỏ quả bị nấm mốc, chảy nước tránh lây lan sang những quả xung quanh. Mang những quả khác ngâm vào cồn 2-4 phút để phòng nấm mốc lây lan.

Bề mặt quả hồng sau 1 ngày phơi.

Bước 5: Massage (mát-xa) cho hồng

Khi quả hồng đã se bề mặt sẽ sậm màu và mềm hơn. Tiến hành mat-xa cho hồng. Mục đích của việc này là phá vỡ cấu trúc lớp bột cứng bên trong, mật tiết ra và phân bổ đều, khiến quả hồng ngọt hơn.

Mat-xa cho quả hồng mỗi ngày để đảm bảo thành phẩm đều mật, phía trong mềm giòn và vỏ ngoài dai dẻo.

Tiến hành mat-xa 1 -2 lần mỗi ngày và lưu ý, nên dùng găng tay để đảm bảo vệ sinh. Dùng ngón cái ép nhẹ vào quả hồng từ tất cả các hướng làm sao để quả hồng thật mềm mà không bục rách.

Quả hồng hong gió ngày thứ 5.

Sau khoảng 7 ngày phơi gió vỏ ngoài quả hồng cứng lại, quả hồng treo kiểu Nhật đã có thể thu hoạch. Tùy loại hồng quả to hay nhỏ mà có thể phơi lâu hơn.

Yêu cầu thành phẩm: Quả hồng có bề mặt dai nhẹ, bên trong mềm ướt, mật vàng óng ánh, thơm và ngọt hơn cả quả tươi.

Quả hồng để lâu sẽ xuống đường, có một lớp phấn trắng bám bên ngoài vừa giúp bảo vệ hồng khỏi bị mốc, đồng thời còn giúp cho hồng thêm hương vị vì nó phân giải chất tanin còn sót lại làm cho hồng hết chát.

Cách bảo quản: Khi thu hoạch hồng treo gió, bạn giữ nguyên tai hồng rồi bảo quản thành phẩm trong túi hút chân không hoặc hộp kín, để ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh dùng dần.

Chúc các bạn thành công với hồng treo gió kiểu Nhật, một thức quà nhâm nhi ngày se lạnh – món quà như mang tất cả hương vị mùa thu tới ngôi nhà của bạn!

This post was last modified on 09/05/2024 11:54

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

4 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

5 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

5 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

6 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

20 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

20 giờ ago