Trong cuộc sống hiên nay, để nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình thì đa phần người dân sẽ xác lập những giao dịch dân sự như: mua bán, quá trình giao kết hợp đồng. Những không phải giao dịch dân sự nào cũng đáp ứng được các điều kiện để trở thành giao dịch dân sự có hiệu lực. Nhất là, những quy định về việc giao kết hợp đồng mà có người đại diện thì việc hợp đồng được giao kết hay giao dịch dân sự giao kết đó bị vô hiệu là rất phổ biến. Bở vì, khi được ủy quyền đại diện thực hiện nghĩa vụ của người ủy quyền trong việc ký kết hợp đồng dân sự mà vượt quá phần ủy quyền sẽ dẫn đến việc hợp đồng đó vô hiệu. Trong một số trường hợp thì việc vi phạm dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu này là do bên thứ ba hay còn được gọi là người thứ ba ngay tình hoặc không ngày tình trong giao dịch dân sự vô hiệu.
Tuy nhiên, việc một giao dịch dân sự bị vô hiệu là rất phổ biến mà nhất là giao dịch dân sự còn bị vô hiệu do người thứ ba ngay tình thì điều này thường được bắt gặp trong việc ủy quyền. Mặc dù, được khẳng định là rất phổ biến nhưng những quy định về ngay tình là gì? Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu là gì? thì không phải ai cũng nắm rõ được các quy định này trong Bộ luật dân sự năm 2015.
Bạn đang xem: Ngay tình là gì? Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu?
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
1. Ngay tình là gì?
Trên cơ sở quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì khái niệm về giao dịch dân sự được biết đến dưới góc độ pháp lý là công cụ hữu hiệu để các chủ thể tìm kiếm và trao đổi lợi ích với nhau. Nhưng trên lý thuyết thì thế mà ngoài thực tế cuộc sống hàng ngày cho thấy, đôi khi chủ thể đã xác lập và thực hiện một giao dịch dân sự nhưng lại không đạt được lợi ích mà mình mong muốn mặc dù họ hoàn toàn thiện chí và ngay thẳng khi tham gia vào giao dịch đó vì những lý do bất khả kháng, hoặc họ không biết trước về hậu quả. Những đối tượng này được quy định trong pháp luật dân sự hiện hành bằng cái tên là người thứ ba ngay tình.
Người thứ ba ngay tình trước hết là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản nhưng ngay tình. Theo quy định tại điều 165, Bộ luật Dân sự 2015 có hai khái niệm:
– Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật: là việc chiếm hữu không phù hợp với quy định tại Điều 183 Bộ luật dân sự 2005, đó là hành vi chiếm hữu không rơi vào các trường hợp sau:
“a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
Xem thêm : Ví dụ về công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định“.
– Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình: là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Theo nguyên tắc suy đoán của pháp luật dân sự, hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật sẽ là không ngay tình; vậy chủ thể chiếm hữu muốn khẳng định hành vi chiếm hữu của mình tuy không dựa trên căn cứ luật định nhưng là ngay tình thì phải có các chứng cứ để chứng minh. Làm thế nào để có thể chứng minh là ý chí của mình không biết được hành vi chiếm hữu là không có căn cứ pháp luật? Có những cách xác định như:
+ Có thể chứng minh đó là hành vi chiếm hữu đối với loại tài sản không đăng ký quyền sở hữu – đó là trường hợp pháp luật không bắt buộc phải biết hành vi chiếm hữu của một người là hợp pháp hay không; do vậy không biết được người chuyển giao quyền chiếm hữu cho mình có phải là chủ sở hữu đích thực của tài sản hay không khi họ đang thực tế nắm giữ tài sản và khẳng định tư cách của sở hữu của họ.
+ Quan hệ giao dịch được thực hiện một cách công khai, minh bạch.
+ Tài sản được chuyển giao đúng giá trị
Còn trong trường hợp nào, người chiếm hữu chứng minh được ý chí của họ không thể biết việc chiếm hữu là không có căn cứ pháp luật. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu pháp luật buộc người xác lập giao dịch liên quan đến tài sản đó phải kiểm tra các giấy tờ đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản (có giấy tờ đăng ký quyền sở hữu không, giấy tờ đó có hợp pháp hay không) để chứng minh tư cách của người chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản cho mình. Nếu giấy tờ được làm giả tinh vi đến mức người bình thường khó có thể nhận thấy, chỉ có cơ quan chức năng hay người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực tương ứng mới phát hiện được thì rõ ràng đó là trường hợp pháp luật buộc phải biết nhưng người chiếm hữu không thể biết hành vi chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật.
Cần phải chú ý rằng, “người thứ ba” ở đây là người có liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu chứ không phải là một bên trong giao dịch dân sự vô hiệu. Khi người thứ ba tiếp nhận đối tượng hoặc kết quả của của giao dịch dân sự vô hiệu thông qua một giao dịch khác, khi đó pháp luật sẽ bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ ba tham gia giao dịch một cách ngay tình.
Xem thêm : Cung Cự Giải và cung Song Ngư có hợp nhau không: tình bạn, tình yêu, tình dục (72%)
Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự là chủ thể tham gia giao dịch trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tuân theo các quy định của pháp luật mà không biết và không thể biết đối tượng của giao dịch là tài sản bất minh do chủ sở hữu trước đó xác lập giao dịch dân sự vô hiệu. Trong trường hợp này pháp luật không buộc họ biết về sự việc đó.
2. Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu:
Cơ sở pháp lý về bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình:
Đến Bộ luật dân sự 2015 thì vấn đề bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình đã được quy định chi tiết hơn với hai khoản tại Điều 133 Bộ luật dân sự:
“Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.”
Như vậy, ta có thể nhận thấy Bộ luật dân sự năm 1995 mới chỉ xác định những tài sản nói chung nếu được xác lập với người thứ ba ngay tình thì đều có hiệu lực, và có quy định thêm về phương thức nhằm bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu. Tuy nhiên Bộ luật dân sự 1995 chưa quy định rõ trường hợp cụ thể đối với từng loại tài sản, mà chỉ quy định chung chung là tài sản trong khi tài sản có rất nhiều loại khác nhau. Đây cũng chính là điểm thiếu chặt chẽ của Bộ luật dân sự năm 1995 cần bổ sung, sửa đổi.
Đến Bộ luật dân sự 2015 đã quy định chi tiết đối tượng của giao dịch dân sự với người thứ ba ngay tình bao gồm: động sản phải đăng ký quyền sở hữu, động sản không phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản thì tùy vào từng trường hợp cụ thể để xác định quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình đối với tài sản. Quy định này không những bảo vệ chặt chẽ hơn quyền lợi của người thứ ba ngay tình mà còn tránh tình trạng quá đề cao việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba mà quên đi lợi ích của một bên chủ thể tham gia giao dịch dân sự bị vô hiệu trước đó (Điều 167 Bộ luật dân sự năm 2015). Quy định cũng đề cao trách nhiệm của Tòa án và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý những vụ việc liên quan đến giao dịch dân sự có sự tham gia của người thứ ba. Nếu bản án của tòa án hay quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có sự nhầm lẫn, bị hủy, sửa mà tài sản liên quan đến quyết định hay bản án đó đã có hiệu lực và một bên chủ thể đã thực hiện giao dịch tài sản đó với người thứ ba thì người thứ ba cần được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp