Hoạt động mua bán hàng hóa đã có lịch sử lâu đời và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Khi tham gia vào hoạt động này, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thường được điều chỉnh bởi hợp đồng. Do đó, các bên trong quan hệ mua bán cần lưu ý những quy định pháp luật về vấn đề này. Sau đây, NPLaw sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.
Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ. Hợp đồng thể hiện sự tự nguyện và tự do về ý chí của các chủ thể. Luật Thương mại 2005 lại không đưa ra khái niệm về hợp đồng mà chỉ đề cập mua bán hàng hóa là gì. Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại thì mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì
Từ những quy định trên, chúng ta có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, về chủ thể, các bên tham gia vào quan hệ này thường là các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. Hoạt động của họ là nhằm mục đích sinh lợi. Tuy nhiên, những chủ thể hoạt động không nhằm mục đích sinh lời vẫn có thể tham gia vào quan hệ hợp đồng trong trường hợp họ lựa chọn áp dụng Luật Thương mại 2005 để điều chỉnh.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005, bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; và những vật gắn liền với đất đai. Như vậy, hàng hóa là những thứ tồn tại dưới dạng vật chất, hữu hình. Do đó, quyền sử dụng đất, tài sản trí tuệ hay sản phẩm dịch vụ không là đối tượng của hợp đồng này.
Thứ ba, về hình thức, hợp đồng này có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, Luật Thương mại 2005 có quy định hợp đồng mua bán quốc tế phải được lập bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Thứ tư, mục đích của ít nhất một bên trong quan hệ này là nhằm mục đích sinh lợi. Ở đây, chúng ta cần phân biệt “sinh lợi” và “sinh lời”. “Sinh lời” chỉ đơn thuần là nhằm tạo ra lợi nhuận. Trong khi đó, “sinh lợi” có tính bao quát và rộng hơn bởi không chỉ là lợi nhuận mà còn bao gồm lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội.
Thứ năm, hợp đồng mua bán hàng hóa có tính song vụ, tức là quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Điều này được thể hiện rõ ở khái niệm của hoạt động mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua còn bên mua có quyền nhận hàng, quyền sở hữu hàng hóa; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán còn bên bán có quyền nhận thanh toán.
Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm cơ bản sau: có ít nhất một bên là thương nhân; đối tượng của hợp đồng là hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại; mục đích của ít nhất một bên là sinh lợi; tính chất song vụ và hình thức của hợp đồng.
Xem thêm : Trung thực là gì? Biểu hiện và lợi ích của việc sống trung thực
Hai hợp đồng này đều liên quan đến hoạt động mua bán nhưng lại có bản chất khác nhau.
Tiêu chí
Hợp đồng mua bán trong dân sự
Hợp đồng mua bán hàng hóa
Chủ thể giao kết hợp đồng
Cá nhân, tổ chức (có hoặc không có tư cách pháp nhân)
Ít nhất một bên là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh (thương nhân)
Đối tượng của hợp đồng
Tài sản được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 đều có thể là đối tượng của hợp đồng.
Như vậy, quyền sử dụng đất cũng có thể là đối tượng của hợp đồng này.
Hàng hóa bao gồm:
– Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
– Những vật gắn liền với đất đai.
Mục đích
Thường mục đích tiêu dùng
Xem thêm : 20 nguyên tắc để ăn bánh mì giảm cân một cách thông minh
Mục đích sinh lợi
Hình thức hợp đồng
Một số hợp đồng phải công chứng, chứng thực
Không bắt buộc công chứng, chứng thực hợp đồng
Pháp luật điều chỉnh
Bộ luật Dân sự
Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại
Cơ quan giải quyết tranh
Tòa án
Các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng Tòa án hoặc trọng tài
Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa với hợp đồng mua bán trong dân sự
Bài viết này muốn cung cấp cho người đọc những nội dung khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ đó, người đọc hiểu được khái niệm, những đặc điểm cơ bản về vấn đề này và phân biệt hợp đồng này với hợp đồng mua bán trong dân sự. Như vậy, người đọc sẽ có thêm hiểu biết về loại hợp đồng thương mại rất phổ biến này. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này để giải quyết những vướng mắc pháp lý của mình thì hãy liên hệ với NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 05/04/2024 05:20
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024