“Chúng ta phải có cái nhìn khách quan trong vấn đề này”; “Bạn phải đưa ra lý do khách quan cho chúng tôi”. Có lẽ bạn sẽ thường xuyên được nghe, được nhắc đến hai từ “khách quan”. Vậy bạn có hiểu tính khách quan là gì? Cái nhìn này đem lại những lợi ích gì trong công việc của bạn? Hãy cùng JobsGO giải đáp ở nội dung bài viết sau.
1. Tính Khách Quan Là Gì? Ví Dụ
Tính khách quan là thuật ngữ sở hữu nhiều nghĩa được sử dụng trong một số trường hợp như:
Bạn đang xem: Tính Khách Quan Là Gì? Tính Chất, Nguyên Tắc Của Tính Khách Quan
- Khách quan chỉ việc nhìn nhận sự vật, sự việc một cách thực tế, chính xác và không bị chi phối bởi bất kỳ lý do, người hoặc vật nào.
- Khách quan chỉ những sự việc, sự vật diễn ra ngoài ý muốn, dự định của chủ nhân.
- Khách quan đòi hỏi nhận thức của con người phải dựa trên thực tế, tôn trọng tuyệt đối thực tế.
- Khách quan chỉ sự vận động tự nhiên không phụ thuộc vào con người của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ về tính khách quan:
- Nhà báo khi viết báo, đưa tin về các vụ tai nạn giao thông sẽ phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn tin cậy. Bài báo dựa trên thông tin có thật, có nhân chứng và không bị chi phối bởi suy nghĩ chủ quan của nhà báo đảm bảo được yếu tố khách quan.
- Các vấn đề ô nhiễm môi trường một phần xuất phát từ con người nhưng lại nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Chúng ta chỉ có thể khắc phục, cải thiện chứ không thể đưa về trạng thái ban đầu.
2. Tính Chất Của Khách Quan Là Gì?
Để giải đáp chi tiết hơn câu hỏi tính khách quan là gì, chúng ta sẽ cùng tìm đi sâu vào tìm hiểu các tính chất của tính khách quan:
- Không thiên vị: Thể hiện sự đối xử công bằng với tất cả các đối tượng dù có khác biệt lớn đến đâu.
- Tôn trọng sự thật: Suy đoán, cảm tính làm ảnh hưởng đến tính khách quan nên chỉ có sự thật được công nhận trên thực tế.
- Sự kiểm chứng: Khách quan luôn gắn liền với kiểm chứng để đảm bảo sự thật thay vì giả định vô căn cứ.
- Không bị chi phối: Không lý do nào như ý kiến, tôn giáo, áp lực xã hội,… có thể ảnh hưởng hay thay đổi tính khách quan.
- Được chấp nhận chung: Tính khách quan được chấp nhận bởi các chuyên gia, cộng đồng như một sự thật hiển nhiên.
3. Các Nguyên Tắc Khách Quan
Tính khách quan được đảm bảo thông qua 4 nguyên tắc sau đây:
3.1. Nguyên Tắc Khách Quan Trong Triết Học
Trong lĩnh vực triết học, tính khách quan giữ vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện rõ ràng ở triết học khoa học và triết học tri thức:
- Triết học khoa học: Các lập luận đưa ra trong triết học để được công nhận phải đảm bảo tính phổ quát và kiểm chứng được trên thực tế. Kết luận sẽ được đưa ra bởi bằng chứng, chứng cứ thay vì suy đoán, giả thiết hay quan điểm của một cá nhân nào đó.
- Triết học tri thức: Kiến thức sử dụng trong triết học tri thức phải được xây dựng dựa trên bằng chứng, dữ liệu khách quan có căn cứ, nguồn gốc rõ ràng. Việc này không những đảm bảo tính khách quan mà còn khẳng định mức độ tin cậy và làm cơ sở vững vàng cho tiến bộ trong triết học, khoa học.
3.2. Nguyên Tắc Khách Quan Trong Xây Dựng Pháp Luật
Từ khâu lập dự thảo, xây dựng đến thực thi, các quy định pháp luật phải đảm bảo:
- Sự độc lập, trung lập: Toàn bộ quy định của pháp luật phải được xây dựng dựa trên sự độc lập, trung lập và không bị chi phối, ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.
- Công bằng: Quy định pháp luật phải đảm bảo được sự bao quát, công bằng, bình đẳng với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh.
- Chính xác và minh bạch: Quy định pháp luật cần đảm bảo tính chính xác tuyệt đối trong quá trình xây dựng. Trong khi đó, quá trình thực thi, áp dụng phải đảm bảo đủ hai nguyên tắc là công khai và minh bạch.
- Độc lập và kiểm soát: Quy định pháp luật bị chi phối, kiểm soát bởi yếu tố bên ngoài sẽ không có giá trị sử dụng trên thực tế.
3.3. Nguyên Tắc Khách Quan Trong Kế Toán
Xem thêm : Sự thật về loài cá mập khổng lồ thống trị biển sâu hơn 20 triệu năm
Đối với lĩnh vực đòi hỏi sự chuẩn xác tuyệt đối như kế toán, nguyên tắc khách quan thể hiện ở:
- Tính chính xác: Tính chính xác là nguyên tắc quan trọng nhất trong kế toán. Tính chính xác vừa đảm bảo sự chuẩn chỉnh, đầy đủ, vừa chứng minh được tính hợp lệ của tài liệu kế toán.
- Tính độc lập: Nguyên tắc được đảm bảo khi các chuyên gia, kế toán viên làm việc độc lập, đúng quy trình và không bị tác động bởi một yếu tố bên ngoài nào.
- Tính bảo mật: Thông tin kế toán phải được bảo mật tuyệt đối để đảm bảo uy tín, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Tính bảo mật cũng đồng thời thể hiện sự tôn trọng các quy định pháp luật và phòng tránh rủi ro an ninh mạng.
3.4. Nguyên Tắc Khách Quan Trong Nghiên Cứu Khoa Học
Trong quá trình nghiên cứu khoa học, người thực hiện phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc phản biện: Kiểm tra và chứng minh giải định bằng chứng cứ hoặc phương pháp khoa học phù hợp.
- Nguyên tắc độc lập: Tôn trọng sự thật, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ quan điểm, lợi ích của bên nào.
4. Tính Khách Quan Có Tác Dụng Như Thế Nào Trong Đời Sống & Công Việc?
Vai trò nổi bật nhất của tính khách quan trong đời sống thể hiện ở sự phát triển độc lập, không bị ảnh hưởng bởi bất cứ lý do nào. Vì không bị chi phối nên tính khách quan luôn có được sự tin cậy nhất định. Tuy vậy, không có sự vật, sự việc nào trong đời sống có được tính độc lập tuyệt đối mà đa phần chỉ là tương đối.
Bởi về cơ bản, những gì chúng ta nghe được, thấy được,… đa phần thông qua truyền đạt, góc nhìn của người khác nên chắc chắn có thay đổi ít nhiều. Tính khách quan cũng cho chúng ta thấy được sự thay đổi, tiến hóa không ngừng của sự vật, sự việc, hôm nay có thể chính xác nhưng ngày mai hoàn toàn ngược lại.
Vì vậy, không ai có thể tác động vào tính khách quan mà nó chỉ có sự khác biệt theo đánh giá, góc nhìn của mỗi người.
5. So Sánh Khách Quan Và Chủ Quan
Tính khách quan và tính chủ quan là hai khái niệm liên quan đến cách tiếp cận của người đánh giá, có vai trò trong quá trình phân tích thông tin và ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Tuy vậy, hai thuật ngữ này mang ý nghĩa gần như trái ngược, được thể hiện qua các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí Khách quan Chủ quan Bản chất Một cách tiếp cận, phân tích đánh giá dựa trên dữ liệu và thông tin có sẵn. Quan điểm, giải thuyết, cảm nhận, ý kiến cá nhân của người đánh giá. Tính chất
- Đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy và công bằng.
- Khoa học, có thể kiểm chứng.
- Có thể gây ảnh hưởng đến quá trình đánh giá và đưa ra kết quả cuối cùng.
- Cảm tính, không thể chứng minh.
Xem thêm : Phân biệt khái niệm người từ đủ 18 tuổi và người chưa đủ 18 tuổi
Đánh giá Được xem như tiêu chuẩn cộng đồng được áp dụng rộng rãi. Được coi là không chính thức, không đáng tin cậy.
Bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn hiểu tính khách quan là gì và những thông tin có liên quan đến vấn đề này. Rất mong rằng nội dung này sẽ có ích với bạn.
Câu hỏi thường gặp
1. Yếu Tố Khách Quan Là Gì?
Yếu tố khách quan là tập hợp các bộ phận, hợp phần cấu thành nên phạm trù khách quan của chủ thể.
2. Ý Kiến Khách Quan Là Gì?
Là việc đưa ra quan điểm một cách thực tế, công bằng, không bị chi phối bởi bất kỳ yếu tố nào.
3. Tồn Tại Khách Quan Là Gì?
Là sự tồn tại nằm ngoài tầm kiểm soát của con người đối với một sự vật hay hiện tượng nào đó.
Tìm việc làm ngay!
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp