Khi thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa ở nước ta, chúng đã áp bức và bóc lột giai cấp công nhân hết sức nặng nề. Vì vậy giai cấp công nhân đã đứng lên đấu tranh và phát triển nhanh chóng về mặt số lượng. Vậy Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
Quá trình phát triển của phong trào công nhân Việt Nam được chia thành hai giai đoạn đó là giai đoạn 1919 – 1925 và giai đoạn 1926 – 1929. Cụ thể các giai đoạn này như sau:
Bạn đang xem: Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
+ Giai đoạn 1919 – 1925: Ở giai đoạn này có 25 vụ đấu tranh riêng lẻ và có quy mô tương đối lớn, nhưng mục tiêu đấu tranh còn nặng nề về kinh tế. Những cuộc đấu tranh này chưa có sự phối hợp giữa nhiều nơi, lực lượng tham gia đấu tranh bao gồm: dân tộc, dân chủ. Các cuộc đấu tranh trong thời kì này còn mang tính tự phát.
Trong giai đoạn này có một số phong trào đấu tranh nổi bật như sau: Năm 1920, công nhân của Sài Gòn, Chợ Lớn đã thành lập nên Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng là chỉ huy; Năm 1921, một số công nhân và thủy thủ Việt Nam làm việc trên các con tàu của Pháp đã gia nhập Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông; Năm 1922, công nhân viên chức tại Bắc Kỳ đòi chủ phải cho nghỉ ngày chủ nhật và có trả lương. Cùng với năm đó, còn diễn ra cuộc bãi công của công nhân thợ Nhuộm ở Chợ Lớn đòi tăng lương; Từ năm 1924, đã diễn ra nhiều cuộc bãi công của thợ xát gạo, nhà máy đèn, rượu, dệt ở Nam Định – Hà Nội – Hải Dương nổ ra.
+ Giai đoạn từ năm 1926 – 1929
Phong trào công nhân trong giai đoạn này đã có những sự phát triển mạnh mẽ với những tác động tích cực từ phong trào công nhân trên thế giới và tình hình ở trong nước. Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt đã đẩy mạnh hoạt động trong phong trào công nhân. Đây là thời kỳ xuất bản báo “Thanh Niên”, Nguyễn Ái Quốc viết nên cuốn “Đường Cách Mệnh”… đây là những tài liệu để truyền bá tư tưởng cho giai cấp công nhân.
Xem thêm : Người Mậu Tý Sinh Năm Bao Nhiêu? Mậu tý là năm nào?
Một số phong trào công nhân nổi bật của giai đoạn này như sau:Cuộc bãi công lớn nhất của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm. Tiếp đó là cuộc bãi bãi công của công nhân đồn điền cà phê Rayna và đồn điền cao su Phú Riềng…Từ năm 1928 – 1929, có khoảng cuộc bãi công của công nhân lao động nổ ra từ Bắc chí Nam.
Phong trào công nhân ngày càng lên cao đòi hỏi tổ chức lãnh đạo cũng phải cao hơn mới đáp ứng được yêu cầu của cách mạng. Vì vậy, dẫn đến sự ra đời ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (7/1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929).
+ Đông Dương Cộng sản Đảng:
Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 5 Đ, phố Hàm Long (Hà Nội), lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam có 7 Đảng viên mở cuộc vận động lập Đảng cộng sản. Từ ngày 01 – 09/05/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VN cách mạng thanh niên tại Hương Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản song không được chấp nhận nên bỏ về nước.
17/6/1929 đại biểu cộng sản miền Bắc họp tại nhà số 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội) quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, điều lệ Đảng, ra báo Búa Liềm, cử ra Ban chấp hành Trung ương Đảng.
+ An Nam Cộng sản Đảng:
8/1929: Những cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ và kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam kỳ thành lập An Nam cộng sản đảng, ra tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận. + Đông Dương cộng sản liên đoàn: 9/1929: một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Tuy nhiên sự ra đời của ba tổ chức cộng sản không tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ chức, không thể thống nhất về tư tưởng và hành động. Trách nhiệm lịch sử là phải thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào Cộng sản ở Việt Nam.
Từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp ở bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản.Tham dự Hội nghị gồm: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng), Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu (đại biểu của An Nam Cộng sản đảng). Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập một đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua các văn kiện gồm: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột nhân dịp thành lập Đảng.
Trong đó, Chính cương vắn tắt của Đảng và sách lược vắn tắt của Đảng phản ánh nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là sự kiện đã đánh dấu phong trào công nhân đã hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác.
Trên đây là nội dung bài viết về Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 13/01/2024 23:24
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024