1. Làm lại hộ chiếu cần giấy tờ gì?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, hồ sơ làm lại hộ chiếu gồm có:
- Sử dụng bằng lái xe giả bị phạt bao nhiêu tiền và có bị xử lý hình sự hay không?
- Các ngày lễ dương lịch, âm lịch tháng 4 của Việt Nam và thế giới
- 12 cung hoàng đạo bí mật ngày sinh và ý nghĩa chi tiết
- Sữa chua Susu cho bé từ mấy tháng và ăn bao nhiêu là tốt nhất?
- Câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân
– 01 Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu TK01. Trong đó:
Bạn đang xem: Làm lại hộ chiếu như thế nào? Mấy ngày có hộ chiếu mới?
Nếu người khai mất năng lực hành vi hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp được khai, ký thay nhưng phải có xác nhận và dấu giáp lai của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú/tạm trú.
– 02 ảnh chân dung chụp trong thời gian không quá 06 tháng, kích cỡ 4 x 6 cm, đầu để trần, rõ mặt và hai tai, mắt nhìn thẳng, không đeo kính, phông nền trắng, ăn mặc trang phục lịch sự.
– Hộ chiếu phổ thông gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu.
– Trường hợp làm lại hộ chiếu bị mất thì phải có đơn báo mất hoặc thông báo đã tiếp nhận đơn báo mất hộ chiếu của cơ quan có thẩm quyền.
– Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân nếu có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với hộ chiếu cũ.
– Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Bản chụp chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng minh người đại diện hợp pháp. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì phải xuất trình them bản chính để đối chiếu
2. Thủ tục làm lại hộ chiếu
2.1. Thủ tục làm lại hộ chiếu trực tiếp
Làm lại hộ chiếu ở đâu
Theo khoản 5 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, thủ tục cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại:
- Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh bất kỳ;
- Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an.
Trình tự các bước thực hiện
Bước 1: Điền tờ khai
Bước 2: Đối chiếu thông tin, chụp ảnh, lấy vân tay
Công chức làm thủ tục kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất, nhập cảnh.
Chụp ảnh chân dung, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu.
Bước 3: Nộp lệ phí, cấp giấy hẹn trả kết quả
Xem thêm : Tác dụng của quả đào tiên ngâm rượu đối với sức khỏe con người
Trường hợp chưa cấp hộ chiếu cho cá nhân, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2.2. Thủ tục làm lại hộ chiếu online
Điều kiện làm hộ chiếu online
Đối tượng thực hiện được thủ tục làm hộ chiếu online trên Cổng dịch vụ công là:
– Công dân Việt Nam có Căn cước công dân còn hạn sử dụng;
– Có tài khoản trên Cổng dịch vụ công của Chính phủ;
– Có khả năng thanh toán lệ phí trực tuyến qua hệ thống thanh toán của Chính phủ.
Trình tự các bước làm hộ chiếu online
Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an theo địa chỉ https://dichvucong.bocongan.gov.vn/bocongan/bothutuc?malv=QL_XUAT_NHAP_CANH.
Bước 2: Đăng nhập hệ thống, chọn thủ tục cấp hộ chiếu
Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin trên tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu
Lưu ý phải điền đủ địa chỉ email và tải lên ảnh chân dung.
Bước 4: Chọn hình thức nhận hộ chiếu và thanh toán lệ phí trực tuyến
3. Làm lại hộ chiếu mất bao lâu?
Căn cứ khoản 7 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, thời gian cấp hộ chiếu lần thứ 2 là 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
4. Phí làm lại hộ chiếu mất bao nhiêu tiền?
Theo biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC:
Loại phí
Mức thu
(Đồng/lần cấp)
Cấp mới hộ chiếu
200.000
Cấp lại hộ chiếu do bị hỏng hoặc bị mất
400.000
Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự
100.000
Trong đó, theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 25, các trường hợp được miễn lệ phí cấp hộ chiếu bao gồm:
- Người Việt Nam ở nước ngoài có quyết định trục xuất nhưng không có hộ chiếu;
- Người Việt Nam ở nước ngoài phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế nhưng không có hộ chiếu;
- Những trường hợp vì lý do nhân đạo.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 25, người đã nộp lệ phí nhưng không đủ điều kiện được cấp hộ chiếu sẽ được hoàn trả lệ phí đã nộp.
5. Câu hỏi thường gặp về làm lại hộ chiếu?
5.1. Đến đâu để làm lại hộ chiếu ở Hà Nội?
Tại Thành phố Hà Nội, có thể lực chọn một trong hai địa điểm cấp hộ chiếu phổ thông là:
– Phòng quản lý xuất nhập cảnh – số 44 Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa
Địa điểm này cấp hộ chiếu cho công dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các quận Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ; các huyện Long Biên, Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh, Hoàng Mai.
– Phòng quản lý xuất nhập cảnh – Cơ sở 2 – Số 6, Quang Trung, quận Hà Đông.
Địa điểm này cấp hộ chiếu cho công dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các quận, huyện: Hà Đông, Thanh Xuân, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức, Đan Phượng, Mê Linh, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Trì, Thường Tín, Từ Liêm, Ứng Hòa, Hoài Đức.
5.2. Đến đâu để làm lại hộ chiếu ở TP. HCM?
Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cấp hộ chiếu cho người dân tại phòng quản lý Xuất Nhập Cảnh – Số 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3.
Số điện thoại: (08).38.299.398 – Fax: (08).38.244.075
Trên đây là các thông tin hướng dẫn làm lại hộ chiếu mới nhất theo quy định của pháp luật. Nếu còn vướng mắc, bạn đọc vui lòng gọi tới số 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp